Đua nhau trồng tiêu sạch

23/02/2016 08:37 GMT+7

Ngoài việc hạn chế được sâu bệnh gây hại, trồng tiêu sạch còn giúp tiết kiệm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và giá bán lại cao nên nhiều hộ trồng tiêu ở Đồng Nai đã đua nhau trồng.

Ngoài việc hạn chế được sâu bệnh gây hại, trồng tiêu sạch còn giúp tiết kiệm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và giá bán lại cao nên nhiều hộ trồng tiêu ở Đồng Nai đã đua nhau trồng.

Vườn tiêu đạt chuẩn Globalgap của anh Phạm Xuân Chiên - Ảnh: Lê LâmVườn tiêu đạt chuẩn Globalgap của anh Phạm Xuân Chiên - Ảnh: Lê Lâm
Đồng Nai là một trong những địa phương có diện tích cây tiêu lớn của cả nước. Theo số liệu của Sở NN-PTNT Đồng Nai, hiện diện tích hồ tiêu trên địa bàn là 13.380 ha, trong đó địa phương trồng nhiều nhất là hai huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc. Cũng tại hai huyện này, nhiều dự án trồng tiêu sạch đã ra đời.
Đạt chuẩn Globalgap
Sau hai năm triển khai, đầu tháng 1.2016, dự án “Phát triển hồ tiêu bền vững và liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm” tại H.Xuân Lộc đã được 100% thành viên của hội đồng thẩm định khoa học tỉnh đánh giá xuất sắc. Ðây là dự án do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ thực hiện thí điểm tại hai xã Xuân Thọ và Suối Cao với tổng diện tích 22,5 ha. Tham gia dự án, nông dân được hướng dẫn các bước sản xuất tiêu an toàn như: chọn giống tiêu sạch, bón phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học, kỹ thuật xử lý nấm bệnh… Ngoài ra người trồng còn được hướng dẫn cách chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Kết quả sau hai năm thực hiện, năng suất các vườn tiêu tăng lên từ 13 - 20%, tỷ lệ tiêu mắc các loại bệnh giảm mạnh. Trên cơ sở này, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã đề nghị địa phương cần sớm hình thành các tổ hợp tác để tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều và chất lượng đồng đều, tiến tới ký kết các hợp đồng lớn với doanh nghiệp nước ngoài.
Tại H.Cẩm Mỹ, tổ hợp tác trồng tiêu sạch tại ấp 3, xã Lâm San do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Phòng Nông nghiệp H.Cẩm Mỹ thực hiện thí điểm đã mang lại hiệu quả bước đầu rất khả quan. Ông Bùi Trung Đông - Phó chủ tịch UBND xã Lâm Sang vui mừng cho biết “Tổ hợp tác trồng tiêu sạch ấp 3 được triển khai đầu năm 2014 với 23 hộ tham gia, thành công bước đầu là có 7 hộ với 13 ha tiêu được chứng nhận đạt chuẩn Globalgap. Sản phẩm hồ tiêu của 7 hộ dân này được các doanh nghiệp nước ngoài và Hiệp hội gia vị tiêu tìm đến tận nơi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trưởng 16.000 đồng/kg”.
Ông Đông cho biết thêm, xã Lâm San xác định tiêu là cây trồng chủ lực của xã do chiếm hơn 50% diện tích đất nông nghiệp. Vừa qua xã đã và đang vận động người trồng tiêu tham gia vào các tổ hợp tác trồng tiêu sạch để tăng giá trị kinh tế và tạo nên thương hiệu. Do thấy được lợi ích mang lại nên rất rõ rệt nên nhiều hộ dân đã hào hứng tham gia. Tính đến nay đã có 10 tổ hợp tác với 212 xã viên tham gia trồng tiêu sạch.
Chỉ lời chứ không lỗ
Anh Phạm Xuân Chiên, xã viên tổ hợp tác ấp 3 (xã Lâm San), một trong 7 người được cấp chứng nhận Globalgap, cho hay khi trồng tiêu sạch thì phải hạn chế việc bón phân hay phun thuốc trừ sâu độc hại, chỉ tốn công và chu đáo hơn khi mọi việc phải làm theo quy trình và ghi vào nhật ký đầy đủ. Nhờ vậy mà chi phí chăm sóc giảm hẳn, trong khi sâu bệnh cũng được loại trừ. Theo tính toán của anh Chiên, trung bình 1 ha tiêu giảm được khoảng 10 triệu đồng tiền phân bón, thuốc trừ sâu, cộng với giá bán tiêu cao hơn giá thị trường 16.000 đồng/kg nên mùa tiêu vừa qua với 10 tấn tiêu thu hoạch được trên diện tích 2,5 ha, lợi nhuận của anh tăng thêm khoảng 180 triệu đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.