Dòng tiền đầu tư cho các startup công nghệ dần khởi sắc

14/06/2023 14:28 GMT+7

Qua nửa đầu năm 2023, nhiều báo cáo ghi nhận vốn đầu tư cho startup toàn cầu giảm mạnh so với năm 2022. Nhưng so sánh với giai đoạn giữa năm 2022, hiện tại tâm lý của nhiều nhà đầu tư đã không còn quá tiêu cực. Những startup công nghệ nhận được đầu tư “khủng” trong năm 2023 là dấu hiệu cho thấy thị trường đang khởi sắc trở lại.

Cụ thể, dữ liệu trên Crunchbase cho thấy vốn đầu tư vào startup đạt 76 tỉ USD, giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được dự đoán đến từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, cùng những biến động trong ngành công nghệ từ cuối năm 2022 đến nay.

Theo ông Trần Dinh - Trưởng ban Ứng dụng Fintech của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), năm 2022 đã đánh dấu một năm ảm đạm của ngành công nghệ với những sự kiện tồi tệ. Dù vậy thời gian gần đây, những tin tức xấu đang dần nhường chỗ cho những thông tin tích cực, đặc biệt khi vốn hóa của thị trường từ 850 tỉ USD ở giai đoạn hậu khủng hoảng ở cuối tháng 11.2022 đã tăng lên 1.200 tỉ USD trong giai đoạn hiện tại (tháng 6.2023).

Dòng tiền đầu tư cho các startup công nghệ dần khởi sắc - Ảnh 1.

Dòng vốn đầu tư cho startup công nghệ đang khởi sắc sau thời kỳ dài ảm đạm

Chỉ trong tháng 6 vừa qua, các quỹ đầu tư lớn nhỏ vẫn mạnh tay rót tiền cho các startup trong thị trường blockchain, Web3, cụ thể là hơn 220 triệu USD đã được đầu tư cho các dự án trong thị trường blockchain, theo Crypto Fundraising. Dẫn đầu trong các thương vụ rót vốn này có thể kể đến những quỹ lớn như A16z, Binance Labs, Polychain Capital, Polygon và Coinbase Venture.

AI vẫn là xu hướng đầu tư lớn

Bloomberg đưa tin, thương vụ lớn nhất nửa đầu 2023 là 10 tỉ USD Microsoft đầu tư vào OpenAI - công ty đứng sau ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT.

Ông Trần Dinh - Trưởng ban Ứng dụng Fintech của Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhận định: "Công nghệ AI hiện tại gần như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, do đó các quỹ đầu tư liên tục tìm kiếm những Startup công nghệ AI đặc biệt là có ý tưởng kết hợp blockchain".

Mới đây, theo thông tin trên Crypto Fundraising, dự án Gensyn - dự án cung cấp tài nguyên tính toán dựa trên blockchain cho các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series A trị giá 43 triệu USD, do a16z dẫn đầu. Đặt trụ sở tại Vương quốc Anh, công ty này cho phép các nhà phát triển xây dựng hệ thống AI trên các trung tâm dữ liệu nhỏ hơn. Gensyn sử dụng một mạng lưới xác minh mật mã không cần sự trung gian, cho phép người dùng xác nhận rằng việc chia sẻ học máy (Machine learning) thông qua giao thức đã được hoàn thành chính xác.

Dòng tiền đầu tư cho các startup công nghệ dần khởi sắc - Ảnh 2.

Ông Trần Dinh phát biểu tại sự kiện Vietnam Blockchain Summit 2022

Mảng Mạng xã hội phi tập trung (Decentralised Social Network) cũng được rất chú ý bởi các quỹ đầu tư trong thời gian gần đây, khi người dùng hiện tại rất cần những mạng xã hội không bị quản lý bởi tổ chức nào, đồng thời giảm thiểu việc bị thu thập thông tin. Lens Protocol là một dự án xây dựng hệ sinh thái mạng xã hội phi tập trung Web3 Social trên mạng Polygon, được phát triển bởi một nhóm người đứng sau thành công của Aave - một trong những dự án hàng đầu trong lĩnh vực DeFi. Kể từ khi ra mắt, Lens Protocol đã nhận được sự quan tâm rất lớn và chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút được 15 triệu USD vốn đầu tư.

Những tiến triển mới trong không gian Web3

Đối với thị trường blockchain, dự án Maverick - dự án thứ 34 được ra mắt trên Binance Launchpad đã gọi vốn thành công 9 triệu USD. Maverick Protocol là một giao thức DeFi đáng chú ý, cung cấp nền tảng giao dịch Maverick Automated Market Market (AMM) cho sàn giao dịch phi tập trung với một thiết kế được gọi là Dynamic Distribution AMM. Mục tiêu của giao thức là tối ưu hóa việc sử dụng vốn cho người dùng, nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Pool), DAO (tổ chức phi tập trung), kho bạc (treasury) và các nhà phát triển. Hiện tại, mô hình AMM mà Maverick đang phát triển được xem là một trong những mô hình tiềm năng cạnh tranh trực tiếp với sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất giới tiền điện tử - Uniswap.

Thương vụ gọi vốn nổi bật khác có thể kể đến như Neutron - mạng lưới thuộc hệ Cosmos vừa huy động được 10 triệu USD từ các nhà đầu tư. Mục tiêu của Neutron là cung cấp các ứng dụng hợp đồng thông minh có tính tương tác đa chuỗi (cross-chain) cho hơn 50 blockchain trong hệ sinh thái Cosmos, thông qua việc kết nối chặt chẽ với Cosmos Hub và tận dụng tính bảo mật cao của mạng lưới này.

Dòng tiền đầu tư cho các startup công nghệ dần khởi sắc - Ảnh 3.

Thông tin gọi vốn của Maverick, Neutron, Gensyn và Lens Protocol từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng trong thị trường tiền điện tử

Crypto Fundraising

Nửa đầu năm 2023 cũng đánh dấu sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới vào không gian tiền mã hóa. BlackRock đã chính thức nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho việc phát hành Bitcoin spot ETF. BlackRock là một tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu có trụ sở tại New York (Mỹ). Đây là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Được thành lập vào năm 1988, BlackRock quản lý nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư, bao gồm quỹ tương hỗ, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), đầu tư thay thế và tài khoản riêng biệt của tổ chức. Tính đến tháng 9.2021, công ty quản lý hơn 9 nghìn tỉ USD tài sản được quản lý (AUM), trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới.

Trưởng ban Ứng dụng Fintech Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, những thương vụ gọi vốn triệu USD của các dự án chứng minh rằng sáng kiến công nghệ vẫn tiếp tục được nghiên cứu, hoạt động và phát triển...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.