Xót cảnh màn trời chiếu đất chạy lũ miền Trung: Chục người dựng lều ở tạm nghĩa trang

Trương Quang Nam
Trương Quang Nam
23/10/2020 13:02 GMT+7

Hơn 3 ngày qua, nhiều gia đình chạy lũ ở xã Hồng Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình phải chen nhau tá túc chung trong những căn lều tạm bợ trên những ngọn đồi hay ở nghĩa trang.

Giữa bao la đồi cát và rừng cây keo tràm lô nhô chạy dọc theo đường tránh lũ QL1A là những căn lều tạm bợ - là nơi nhiều gia đình chen chúc nhau tránh mưa lũ miền Trung. Chưa bao giờ, người dân Hồng Thủy lại rơi vào cảnh màn trời chiếu đất như thế khi cơn lũ lịch sử hoành hành khắp nơi ở dải đất miền Trung.

Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình

PV Thanh Niên xuyên rừng, tiếp cận những "ngôi nhà" chung éo le này. Đó là “ngôi nhà” của 2 gia đình - hộ bà Nguyễn Thị Ánh (63 tuổi) và ông Nguyễn Văn Gợi. Đó là lều do vợ chồng ông Nguyễn Văn Duẩn, Trưởng thôn Đông Hải dựng lên cho 15 người của 5 hộ ở. Bi đát không kém là lều của ông Trương Văn Hải (85 tuổi) và gia đình của 4 người con ruột với tổng cộng 22 người, thuộc 4 thế hệ.

Đường lên căn lều của gia đình bà Nguyễn Thị Ánh và gia đình ông Nguyễn Văn Gợi

Căn lều chỉ được che chắn kín một mặt

Còn lại không được che chắn, để hở toang hoang

10 người của 2 gia đình tá túc, họ nấu ăn chung. Khi ngủ hay nằm ngồi thì phải thay phiên nhau vì không đủ chỗ

 
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho hay: "Phương châm của xã là di tản đến nhà bà con, sau đó là đến các trường học. Tuy nhiên vì năm nay lũ lịch sử, lũ lớn nên đa số ngập rất sâu, bà con phải sơ tán lên động cát trú. Các thôn như Mộc Thượng 2, Thạch Thượng 1, Thạch Thượng 2 là đi lên động cát, cỡ 80% tổng số hộ trong thôn".
Hai ngày nay, xã đoàn Hồng Thủy đã kêu gọi được một số cá nhân, tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân trên địa bàn, nhất là những gia đình chạy lũ.

Trường học ngổn ngang trong lũ lịch sử: Nước chưa rút đã dọn dẹp đón học sinh

Kể về những ngày chạy lũ cơ cực và tài sản mất sạch, bà Ánh rơi nước mắt. Hai ngày không có cơm, phải bưng tô đi xin được 1 tô cơm về cho 5 người ăn, mỗi người vài thìa để đỡ đói, bà kể.

Cái lều rách nát, không đủ bạt để che và rộng chừng 4m vuông này là nơi trú ngụ của 10 người thuộc 2 gia đình

Người già, người tàn tật may mắn khi được ở trong lều để tránh cơn lũ lịch sử

Bà Phạm Thị Lịu: "Nói chung lịch sử đó, tôi lớn lên đến giờ chưa có trận lũ nào như này. Khi nước to ngập lên là tôi kê lên tận mái nhà. Nói chung là 2 ngày nhịn đói, đến ngày qua họ có ủng hộ sau đường, có ra xin cơm vô ăn, còn áo quần chăn màn chiếu là không còn cái gì hết nữa, trôi sạch, không còn gì hết nữa. Chạy lên lán đây là ăn ở chung, có chi ăn nấy, không có nước uống. Phải chịu khó đó".

Đây là lều của ông Trương Văn Hải (85 tuổi) và gia đình của 4 người con ruột với tổng cộng 22 người, thuộc 4 thế hệ. Lều được dựng trước cổng một nghĩa trang, lấy bức tường nghĩa trang làm bình phong che gió

Một chú chó chạy lũ cùng chủ

Cháu và chắt ông Hải, những đứa trẻ còn quá ngây thơ để biết lũ, biết cuộc sống ở lều khác ở nhà như thế nào

Chị Nguyễn Thị Tĩnh, con ông Hải, đang nấu cơm cho cả đại gia đình. "Cả mấy anh em kè nhau từng nhà một rồi lên đây, có 4 hộ gia đình anh em, gồm hai mươi mấy người. Cả mấy anh em lên đây chuẩn bị bạt cột xong rồi chạy về lấy thuyền chở ông lên trước, xong chạy về chuyền mấy đứa nhỏ lên. Mấy anh em cùng che bạt, làm lán ngồi ở tạm trên này chứ không biết chạy đi đâu nữa hết. Nhà không có chi hết, lên động an toàn đã.

Bán chưa hết vé số hối hả chạy về phụ gói bánh gửi ra miền Trung

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.