Xoay quanh chuyện tiền: Nếu ta có hơn một cuộc đời để sống?

03/03/2019 20:07 GMT+7

Chừng nào còn tiền tệ thì sẽ còn phải lấy việc kiếm tiền làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Chúng ta đã bước vào cuộc đua vật chất như thế, không phải lúc nào cũng là chủ trương, nhưng không phải muốn dừng là dừng được.

Chừng nào còn... tiền tệ

Rất nhiều lần chúng ta được nghe câu nói "tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi", và phải công nhận là nó đúng. Mâu thuẫn lớn nhỏ, án mạng tày đình, anh em chia rẽ, vợ chồng phân ly, và tất tần tật những đổ vỡ trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội, hầu hết cũng đều xoay quanh chuyện đồng tiền.
Nhưng hẳn nhiên là chúng ta cần tiền, và cần nhiều tiền. Chừng nào còn... tiền tệ này thì sẽ còn phải lấy
Trong suốt hơn 60 năm dài từ sau những phút trải nghiệm đặc biệt kia, ông đã sống một cuộc đời yêu thương nhiều nhất có thể, cho đi nhiều nhất có thể, và đặc biệt là tha thứ cho tất cả, cho mình và cho mọi người
việc kiếm tiền làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Suy ngẫm cho cùng thì tất thảy chúng ta có khác nào những nô lệ đâu - nô lệ của đồng tiền. Sinh con từ lúc lọt lòng đã phải dồn tâm suy nghĩ xem sẽ phải đầu tư cho con uống sữa nào để được thông minh hơn, cao ráo hơn. Chập chững thì con cần được trang bị những kỹ năng gì, rồi con đường học hành từ mẫu giáo đến đại học với bao nhiêu đầu tư, suy tính về học gì, trường nào, ngành nào. Để đầu tư cho con cái được tốt nhất thì phải dốc sức mà làm việc, bạt mặt để kiếm tiền, và rốt cuộc rồi cũng để làm sao khi con trưởng thành cũng có thể kiếm được tiền, và kiếm được nhiều tiền.
Chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, thì cũng toàn quyền sử dụng thời gian Ảnh minh họa: Shutterstock
Kiếm tiền không chỉ để sống, để tồn tại, mà trong thời đại quá coi trọng vật chất này, nó lại trở thành một tiêu chí hầu như duy nhất để đo đạc sự thành công, thậm chí chuẩn mực để đánh giá con người về mọi mặt thì phải. Kể ra thì đáng buồn, nhưng thực tế người đời vẫn đúc kết là "cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", hoặc "hãy thành công đi, rồi hãy nói chuyện", hay "có thật nhiều tiền đi, rồi nói gì mà chả đúng". Chúng ta đã bước vào cuộc đua vật chất như thế, không phải lúc nào cũng là chủ trương, nhưng không phải muốn dừng là dừng được.

Một ngày có đúng 24 tiếng đồng hồ...

Ham muốn vật chất thì vô cùng lắm, có được cái này rồi thì sẽ muốn cái khác cao cấp hơn, mới mẻ hơn. Nhưng đến lúc đã leo được nấc thang cao nhất rồi, mọi thứ đã mua được, ngóc ngách nào trên thế giới cũng đặt chân đến, của ngon vật lạ nào cũng đã nếm qua rồi, thì động cơ kiếm tiền lại chuyển sang những thứ khác, những trò chơi khác mà cũng có thể mua bằng tiền và lại tạo ra nhiều tiền hơn - đó là danh tiếng, quyền lực, và sức ảnh hưởng.
Ham muốn vật chất dù vô cùng nhưng cũng có thể thỏa mãn, còn những trò chơi gắn liền với cái tôi, cái bản ngã kia thì là một guồng quay mà hầu như đã bước lên rồi ít ai chịu tự nguyện bước xuống. Thế là lại dốc đến tàn sức lực để khẳng định mình, dù cho đường "chinh phạt" có làm mọi thứ nát bươm, tơi tả.
Một ngày có đúng 24 tiếng đồng hồ, không hơn không kém, và não của người thông minh nhất cũng không thể nghĩ cùng một lúc hai điều khác nhau. Chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, thì cũng toàn quyền sử dụng thời gian, và cách mình ứng xử, tương tác với người thân và những người xung quanh. Kể cả việc dốc hết thời gian, sức lực để kiếm tiền, để lo được cuộc sống của mình và người thân sung túc nhất có thể, để vun đắp tiếng tăm, danh lợi - thì cũng là một lý do và động lực chính đáng.
Miễn là ta và gia đình, người thân không có nhu cầu nào khác nhu cầu vật chất. Miễn là sự dốc sức của ta không tạo ra những khoảng trống lạnh ngắt trong không gian gia đình. Miễn là những đứa con ngây thơ dễ thương của chúng ta không thèm khát sự hiện diện, gần gũi nhiều hơn của cha mẹ. Miễn là những mánh khóe kiếm tiền của ta không làm tổn thương, tổn hại đến ai cả. Miễn là những thành tựu về tiền tài danh lợi có thể làm cho ta toại nguyện và thanh thản được trong lòng.
Ai cũng có một cuộc đời để sống mà, thì cứ làm những điều mình thích để thỏa mãn hết nhu cầu của cá nhân mình trước khi trở về với cát bụi.

Nhưng nếu chúng ta có hơn một cuộc đời để sống thì sao?

Nếu chúng ta biết rằng cái chết chưa phải là sự chấm hết của tất cả, mà có sự tiếp diễn, liên hệ mật thiết với những gì chúng ta đã và đang làm trong cuộc sống này, thì chúng ta có tiếp tục sống như cách chúng ta đang sống hay không?
Ở đất nước của chúng ta Phật giáo có vẻ gần gũi, phổ biến hơn các tôn giáo khác. Hầu như ai cũng nghe, cũng nói đến nhân quả luân hồi, nghĩa là kiếp sau của chúng ta là kết quả của những gì tích lũy từ kiếp trước. Rõ ràng "tích lũy" ở đây không phải là tiền bạc, danh lợi để mang sang kiếp sau mà sử dụng. Nếu chúng ta lao vào kiếm tiền bất chấp, toàn tâm toàn sức kiếm tiền chứ không có một thứ gì khác, thì e rằng những gì chúng ta tích lũy được chỉ dùng được trong cuộc sống này mà thôi. Có mấy ai thực bụng tin vào nhân quả và luân hồi?
Kinh thánh cũng có dạy rằng "Của cải của anh ở đâu, linh hồn anh sẽ ở đấy". Bởi vậy, thay vì cặm cụi tích trữ của cải nơi trần thế, hãy gội rửa linh hồn, san sẻ thời gian làm điều thiện nguyện để dọn sẵn cho mình một chỗ ở thiên đường thì mới là sự đầu tư khôn ngoan và có tầm nhìn.
Nếu chúng ta biết rằng cái chết chưa phải là sự chấm hết của tất cả... Ảnh minh họa: Shutterstock
Chúng ta hẳn cũng nghe nhiều đến những câu chuyện về trải nghiệm cận tử mà đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan, mục tiêu cuộc sống, cách đối nhân xử thế của nhiều người. Trường hợp của bác sĩ tâm thần học người Mỹ - George Ritchie - là một ví dụ. Ở tuổi 20 ông bị "chết" trong một trận cúm biến chứng sang viêm phổi, khi mới nhập ngũ được vài tháng. Chưa đầy 10 phút sau, sự sống trở lại nhưng những gì ông trải nghiệm trong mấy phút ngắn ngủi ấy cũng đủ để làm kim chỉ nam cho ông trong suốt cuộc đời về sau.
Hai điều ông có thể khẳng định chắc chắn là: ý thức (linh hồn) của chúng ta không mất đi cùng với thể xác mà thực ra còn trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết, và cách chúng ta sống như thế nào, xây dựng các mối quan hệ ra sao trong cuộc sống này là rất quan trọng, quan trọng hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều.
Chuyện xảy ra với ông vào năm 1943, và ông mất năm 2007. Trong suốt hơn 60 năm dài từ sau những phút trải nghiệm đặc biệt kia, ông đã sống một cuộc đời yêu thương nhiều nhất có thể, cho đi nhiều nhất có thể, và đặc biệt là tha thứ cho tất cả, cho mình và cho mọi người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.