Xe ôm ngoắc khách lao đao trước xe ôm 'chọt chọt smart phone'

25/11/2016 09:39 GMT+7

Người Sài Gòn hiện nay không khó nhận ra những xe ôm công nghệ Grab hay Uber khi chỉ 'chọt chọt smart phone' là có ngay. Cuộc 'cạnh tranh' giờ càng khốc liệt khiến xe ôm truyền thống co ro đìu hiu ngồi đốt thuốc bên đường.

Xe ôm công nghệ là loại hình vận chuyển khách đời mới, du nhập vào Việt Nam một vài năm trở lại đây và đang thực sự bùng nổ. Thành phần chủ yếu tham gia là những người chưa có công việc ổn định, người lớn tuổi, sinh viên ra trường không có việc làm hoặc đi làm thêm.
Chỉ còn biết chở khách quen
Từ khi xuất hiện, loại hình này thu hút được nhiều người sử dụng do minh bạch trong giá cả, quãng đường, chi phí rẻ và không sợ lừa gạt. Muốn sử dụng dịch vụ, chỉ cần book (đặt) trên app của smart phone, người dùng có thể khởi hành trong giây lát.
VIDEO: Xe ôm truyền thống trước vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt từ công nghệ
Tuy nhiên, từ khi xe ôm công nghệ xuất hiện, đã khiến những người lái xe truyền thống trở nên thất thế. Một số người cho biết, loại hình này ra đời đã “đạp đổ nồi cơm” của họ. Thu nhập trước đây so với nay giảm hơn hai phần, khiến họ lâm vào khốn khổ.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Xuân Sơn (62 tuổi, ngụ P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) cho biết, ông đã ngồi tại công viên 23.9 từ sáng đến giờ cũng hơn 6 giờ đồng hồ nhưng chưa có một vị khách nào cả.
Theo ông Sơn, chạy xe ôm bây giờ rất khó, bởi xe ôm công nghệ ra đời chở khách với giá quá rẻ 3.000 đồng/km thì không còn ai đi xe ôm truyền thống nữa. Nếu có đi cũng chỉ có mấy người không sử dụng điện thoại thông minh, người già.
Chính ông chạy xe khu vực quận 1 đã hơn 30 năm, thường xuyên chở khách Tây nói tiếng anh rành rọt, nhưng đến nay, khách tây cũng đã biết đặt xe qua phần mềm. Xe ôm truyền thống xem như hết thời.
Ông Đặng Xuân Sơn chỉ biết ngồi đốt thuốc cho qua thời gian ẢNH: AN HUY
“Trước đây, mỗi ngày trừ chi phí xăng, ăn trưa, thuốc lá thì cũng dư gần 200.000 đồng đem về cho vợ mua thức ăn và lo ba đứa con đang ăn học. Bây giờ chạy xe nhìn đỏ mắt cũng không có một người, chỉ ngóng mấy ai quen ở khu vực cần giao hàng thì chạy kiếm vài đồng. Kiểu này kéo dài không biết gia đình tui lấy gì mà sống”, ông Sơn nói.
Cạnh đó, ông Nguyễn Công Úc (60 tuổi, ngụ Q.1) lái xe ôm trên đường Phạm Ngũ Lão cho biết, do chạy hơn 20 năm nên có mối, một ngày nhờ vậy mà kiếm được tầm 150.000 đồng.
Còn ông Trần Quốc Hưng (58 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) chạy xe ôm trên đường Cống Quỳnh (Q.1) lo lắng, tụi chú bây giờ đã già rồi, chỉ có chiếc xe cà tàng thế này chạy kiếm sống qua ngày. Thấy mấy người chạy xe ôm công nghệ cũng ham lắm, muốn được tham gia nhưng xe cũ quá đăng kí không ai cho. Đồ công nghệ dùng cũng chậm chạp.
Ông Trần Quốc Hưng cho biết từ sáng đến chiều tìm đỏ mắt cũng không có một người khách ẢNH: AN HUY
“Mấy lâu ít khách, nên giờ chi tiêu gì cũng tằn tiện. Như trước đây mỗi sáng ăn được hộp xôi, giờ không ăn sáng nữa mà đợi trưa ghé vào cơm bụi nào đó ăn dĩa 15.000 đồng, hoặc ghé vào con hẻm trên đường Cống Quỳnh mua một bịch khoai lang ăn cũng qua bữa. Trước đã ăn khoai suốt, giờ ăn thêm cũng không sao”, ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, thời gian trước đứng đây liên tục bắt được khách Tây, thì nay Tây cũng đi xe ôm công nghệ hết, nên sáng giờ chỉ đi giao hàng được 50.000 đồng. Mọi ngày chở khách từ đây đi sân bay lấy 60.000 đồng, nhưng giờ xe ôm công nghệ chạy 43.000 đồng thì không ai còn mặn mà đi xe của chúng tôi nữa.
Cũng áy náy và nhiều cái "dở khóc"
Trong khi đó, anh Toản ( 27 tuổi, quê Bắc giang) một người lái xe ôm công nghệ cho biết, chạy xe
“Tụi mình chỉ chở khách đặt qua phần mềm, còn khách đi ngoài đường lại hỏi trực tiếp thì không chở được vì còn phải để phần cho mấy bác chạy xe ôm truyền thống. Nếu chạy như vậy thì không đúng quan điểm, một cuốc xe không đáng bao nhiêu, nhưng lỡ xe ôm khác thấy được sẽ lại hành hung mình”, anh Toản nói.
loại này minh bạch giá cả nên khách rất thích. Khi khách book xe thì tài xế ở gần nhất sẽ nhận được và có thông tin của khách hàng. Tài xế phải gọi điện xác nhận khách và đến chở.
Theo anh Toản, trung bình một ngày chạy từ 10 – 20 cuốc xe, trừ chi phí thì thu nhập bình quân của anh cũng hơn 200.000 đồng/ngày. Tính ra một tháng cũng được tầm 12 triệu, trừ hết toàn bộ chi phí xăng xe, ăn uống mỗi tháng anh cũng cũng dư được hơn 4 triệu đồng.
Anh Toản kể, trước học khoa Điện công nghiệp, trường đại học Sư phạm kĩ thuật TP.HCM, tuy nhiên ra trường nhiều năm vẫn chưa có việc làm ổn định, phải làm đủ thứ nghề. Từ khi biết đến xe ôm công nghệ thì chuyển qua chạy thử cho đến nay cũng được 4 tháng, thu nhập cũng tạm ổn. Chạy xe đỡ thời gian rồi kiếm việc đúng với nghề làm mới có tương lai. Bây giờ, chạy xe như thế này cũng chỉ đủ nuôi sống bản thân qua ngày, tiền gửi về cho bố mẹ ở quê cũng khó.
Anh Toản cho biết học đại học ra trường đã mấy năm nhưng không có việc làm ổn định phải chạy xe ôm công nghệ kiếm sống ẢNH: AN HUY
“Tụi mình chỉ chở khách đặt qua phần mềm, còn khách đi ngoài đường lại hỏi trực tiếp thì không chở được vì còn phải để phần cho mấy bác chạy xe ôm truyền thống. Nếu chạy như vậy thì không đúng quan điểm, một cuốc xe không đáng bao nhiêu, nhưng lỡ xe ôm khác thấy được sẽ lại hành hung mình”, anh Toản nói.
Theo anh Toản, chạy xe công nghệ nhưng nhiều lúc cũng gặp tình huống khó xử. Cách đây mấy hôm, khoảng 21 giờ, có một khách nam đặt xe từ hồ Con Rùa (Q.3) đi tới đường Hậu Giang (Q. 6). Khi lên xe, vị khách này liên tục ôm sát và có hành động sờ mó, sau nhiều lần nhắc nhở nhưng vị này vẫn không dừng lại mà táo bạo hơn, tôi phải dừng xe lại và yêu cầu khách book xe khác.
Còn chị Tống Trân (29 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) lái xe ôm công nghệ khác tại công viên 23.9 (Q.1) cho biết nhiều lúc mình tự đặt câu hỏi là chạy như vậy có phải là cướp miếng cơm của người khác không. Tuy nhiên, khi suy nghĩ khách quan lại thì bản thân thấy quy luật xã hội phát triển rồi, mọi người luôn hướng đến tiện lợi.
Theo chị Trân, có hôm chị chở khách chạy xe trên đường Pasteur, trong lúc dừng đèn giao thông thì thấy một bác xe ôm đã lớn tuổi bên cạnh chiếc xe đã cũ nát. Bác đó nhìn mình không phải là ghét, mà ánh mắt như có gì đó khát khao. Thật sự lúc đó mình cảm thấy áy náy kinh khủng, không thể nhìn vào bác ấy.
“Có hôm mình quay lại và mua cơm cho bác ấy, bác tâm sự bây giờ già rồi, nếu đối diện với công nghệ thì phải đầu tư lại cái xe mới và điện thoại thông minh nhưng không có tiền. Theo mình biết, thì bên Grabbike thông báo là xe phải từ 2010 mới được gia nhập, nhưng thật sự những xe đăng kí trước đó nếu còn tốt, thắng an toàn và mới thì vẫn cho phép vào chạy”, chị Trân nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.