Xác định trách nhiệm trong quản lý chất thải y tế

31/12/2015 08:00 GMT+7

Quản lý, xử lý chất thải y tế ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ sở y tế cần thực hiện đúng yêu cầu, trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho xã hội.

Quản lý, xử lý chất thải y tế ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ sở y tế cần thực hiện đúng yêu cầu, trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho xã hội.

Nhiều bệnh viện đã thực hiện tốt phân loại, quản lý chất thải y tế - Ảnh: Chí AnNhiều bệnh viện đã thực hiện tốt phân loại, quản lý chất thải y tế - Ảnh: Chí An
Theo đánh giá của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ môi trường. Để quản lý CTYT hiệu quả, các văn bản pháp quy đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế.
Bệnh viện cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về xử lý CTYT
Theo luật Bảo vệ môi trường 2014, bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường bao gồm: Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; CTYT phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung; xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Đặc biệt, cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định, người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải. CTYT nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện: cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu 10 m; có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến; nhà lưu giữ chất thải phải có diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế; thời gian lưu giữ CTYT không quá 48 giờ; trong 72 giờ nếu lưu giữ trong phòng lạnh. Đối với chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hằng ngày. Các cơ sở y tế có lượng CTYT nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu 2 lần/tuần và ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định, người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Vai trò quan trọng của UBND các tỉnh và các bộ, ngành liên quan
Theo quy định của luật Bảo vệ môi trường, ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường; truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền… và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
Luật Bảo vệ môi trường cũng xác định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.