Vợ Việt nơi đất khách: Kỳ 2: Mẹ đơn thân và chàng tiếp viên hàng không thành Rome

15/03/2016 13:22 GMT+7

Một bà mẹ đơn thân Việt lang thang châu Âu rồi bất ngờ gặp một anh chàng tiếp viên hàng không người Ý tại sân bay. Từ cái duyên nhỏ ấy đã tạo nên một hành trình đầy màu sắc dưới chân tòa thánh Vatican.

Ngày mới sang, tôi phải trải qua mấy “bài học” của chồng, mỗi khi dọn nhà dù rất cố gắng mà vẫn chưa đạt tiêu chuẩn trong mắt anh.

Tôi đến Ý vào một ngày mùa thu năm 2008, lần đầu tiên trong đời đi du lịch châu Âu một mình. Chưa bao giờ tôi nghĩ có một ngày nước Ý xinh đẹp lại trở thành quê hương thứ hai của mình. Tuy nhiên, trước khi rời khỏi Rome tôi đã ném một đồng xu vào đài phun nước Trevil với hy vọng có thể quay lại.

Cầu hôn 5 giờ sáng ngay Vatican
Lúc ấy, tôi đặc biệt cảnh giác cao độ với những người đàn ông có ý định bắt chuyện trên đường, tôi bị gieo vào đầu chữ “Casanova” dành cho đàn ông Ý. Ngày đó tôi thường nghĩ đàn ông Pháp và Ý lãng mạn, trăng hoa, thích tán tỉnh phụ nữ nên tránh xa.
Những ngày hẹn hò
Tôi chưa bao giờ nghĩ có một ngày nước Ý xinh đẹp lại trở thành quê hương thứ hai của mình như bây giờ. Tuy nhiên, trước khi rời khỏi Rome tôi đã ném một đồng xu vào đài phun nước Trevil với hy vọng có thể quay lại lần nữa để khám phá đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp này.
Ba năm sau, ước nguyện của tôi đã thành hiện thực, tôi trở lại thành Rome, lúc này không còn cô đơn nữa, mà bên cạnh là chàng trai Romano chính hiệu.
Người đã đưa tôi đi bộ vòng quanh thành Rome suốt đêm đến mỏi chân, dừng lại ở tất cả những nơi tôi yêu thích, dẫn tôi lạc vào những con đường nhỏ xíu lát đá đen từ hàng nghìn năm trước, rồi hôn tôi dưới cái ban công đầy hoa rủ xuống lãng mạn.
Người lại kéo tôi đi bộ khám phá những con đường quen thuộc đầy ắp ký ức tuổi thơ của chàng, đưa tôi đến quán Pizza mà chàng cho là ngon nhất thành Rome, quán kem tôi yêu thích, quán cà phê capuccino vẫn đông chật người lúc hai giờ đêm.
Tôi như người đi trên mây cho đến khi chàng đưa tôi đi dạo bên dòng sông Tiber và rẽ vào quảng trường St Peter lộng lẫy nơi có tòa thánh Vantican - biểu tượng của thành Rome. Lúc đó là năm giờ sáng và chàng đã bất ngờ ngỏ lời cầu hôn. Tim tôi đập loạn nhịp, không phải vì quá xúc động trước hành động của chàng mà vì ngạc nhiên, bởi tôi biết chàng là tuýp đàn ông không bao giờ muốn lấy vợ.
Người cha luôn quấn quít chơi với con gái
Mẹ đơn thân và cái duyên transit
Chúng tôi quen nhau sau chuyến đi châu Âu một mình khoảng ba tháng, ở sân bay Hồng Kông khi cả hai cùng đợi transit chuyến bay về VN. Chúng tôi đã chẳng có ấn tượng gì về nhau, chỉ là được bạn anh nhường ghế cho ngồi vì anh ấy nghĩ rằng chúng tôi để ý đến nhau.
Sau khi biết anh đến từ Rome, suốt chuyến bay tôi đã thao thao bất tuyệt về Rome, về thần tượng Michelangelo… Khi cưới nhau rồi, anh vẫn thường nhắc với bạn bè là, lúc ấy chỉ muốn ngủ và cầu mong cô bé đừng nói nhiều như thế.
Suốt hơn một năm hẹn hò sau đó, anh hoàn toàn không muốn tính đến chuyện kết hôn và tôi với lòng tự trọng cũng không muốn đề cập đến. Hơn nữa, tôi lại là một bà mẹ đơn thân có con gái chưa đến hai tuổi. Cuộc hôn nhân đầu tiên đổ vỡ nên tôi cũng rất thận trọng cho lần thứ hai. Trước mắt cứ hẹn hò với anh, có duyên thì sẽ ở bên nhau, vậy thôi.
Một năm sau lần gặp ấy là mối quan hệ bạn bè, thỉnh thoảng chúng tôi liên lạc qua tin nhắn, facebook, skype … anh có mời tôi sang thăm Ý nhưng tôi đã từ chối. Cho đến một ngày anh nói rất nhớ tôi và muốn quay lại VN mời tôi ly cà phê. Tôi đồng ý, chuyện tình của tôi bắt đầu.
Nhưng suốt hơn một năm hẹn hò sau đó, anh hoàn toàn không muốn tính đến chuyện kết hôn và tôi với lòng tự trọng cũng không muốn đề cập đến. Hơn nữa, tôi lại là một bà mẹ đơn thân có con gái chưa đến hai tuổi. Cuộc hôn nhân đầu tiên đổ vỡ nên tôi cũng rất thận trọng cho lần thứ hai. Trước mắt cứ hẹn hò với anh, có duyên thì sẽ ở bên nhau, vậy thôi.
Khi quay trở lại Việt Nam để … “mời tôi ly cà phê”, lần thứ hai anh lại ngỏ ý mời tôi quay lại nước Ý, lần này tôi nhận lời. Hè năm ấy khi tôi nhận được visa, anh đã khóc ở đầu bên kia điện thoại. Khi đón tôi ở sân bay, anh đã ôm thật chặt như không muốn để tôi xa anh thêm nữa.
Trong một tháng bên nhau, chúng tôi đã đi du lịch một số thành phố ở Ý, trước ngày trở lại VN, anh đưa tôi về thăm bố mẹ ở Rome. Họ nói được một chút tiếng Anh nên tôi không gặp khó khăn nhiều trong giao tiếp.
Bầu chọn
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, bạn thấy sao?
Hai bác chào đón tôi thật nồng ấm, mẹ anh đã ghi sẵn danh sách những món ăn tôi yêu thích qua lời kể của anh, chia sẻ với tôi album ảnh gia đình theo từng năm, chúng tôi đã có những giờ phút thật vui vẻ nên tôi cảm thấy họ giống người thân trong gia đình mình vậy.
Sau lần anh bất ngờ cầu hôn ở trước toà thánh Vatican, chúng tôi bắt đầu tính chuyện về chung một nhà, nhưng anh lại cầu hôn tôi một lần nữa ở Thái Lan kèm chiếc nhẫn đính hôn.
Anh nói đã suy nghĩ rất nhiều trước khi đi đến quyết định quan trọng này, bởi anh sợ sự đổ vỡ, anh có một gia đình hạnh phúc, bố mẹ ở bên nhau đã 45 năm, nên với anh gia đình rất quan trọng, chỉ kết hôn khi gặp được người sẽ cùng mình xây đắp một tổ ấm như bố mẹ đã từng.
Gia đình là số 1
Sau này khi đã ở Ý được vài năm, tôi mới hiểu đàn ông Ý coi gia đình là trên hết, họ có thể vui chơi những năm tháng tuổi trẻ nhưng khi đã lập gia đình hoặc có con thì mọi thứ đều khác. Trong văn hoá Ý, mối quan hệ gia đình cực kỳ bền chặt, họ quan tâm và yêu thương nhau từ mọi thế hệ. Bố mẹ Ý cũng giống bố mẹ Việt, dù con có lớn khôn nhưng vẫn muốn bảo bọc, thương yêu và lo lắng cho con như khi còn bé.
Các chàng trai Ý cũng hay bị gán cho từ “mamone” (bám váy mẹ) có lẽ ảnh hưởng bởi hai chữ “gia đình”, nên bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy một chàng trai Ý dù ở xa hay gần, ngày nào cũng phải gọi điện cho mẹ, hỏi thăm và tâm sự với mẹ, có khi cả tiếng đồng hồ.
Rất nhiều phụ nữ Ý trêu chọc họ điểm này nhưng họ chẳng bận tậm. Với họ “gia đình” và “mẹ” là hai từ thiêng liêng, là chốn an yên để họ trở về, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy nên tại sao đàn ông Ý vẫn được người châu Âu gọi là “những người đàn ông của gia đình”.
Ngày nay, tỉ lệ người Ý kết hôn không nhiều, nhưng những gia đình không kết hôn và sống hạnh phúc thì rất nhiều. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn Ý, họ sống với nhau không cần kết hôn, họ có con và cùng chăm lo con cái, xây dựng gia đình. Với họ, kết hôn chỉ có giá trị trên giấy tờ pháp lý còn điều quan trọng nhất vẫn là tình yêu và sự tôn trọng, gắn kết bền chặt mỗi cá nhân trong gia đình.
Stress nặng vì... ở không
Những ngày đầu đặt chân đến Ý cho cuộc sống mới, tôi và con gái được gia đình hai bên nội ngoại của anh chào đón, ai cũng mua quà cho con gái tôi (khi đó bé mới hơn 4 tuổi). Bố mẹ anh còn đích thân đến nhà riêng của anh dọn một phòng riêng cho bé, mua rất nhiều quần áo mới để vào tủ, bày đồ chơi mới và trang trí phòng cho bé. Con gái tôi đã rất vui khi lần đầu tiên được ngủ trong căn phòng ấm áp như thế.
Tôi đã chứng kiến nhiều bạn Ý, họ sống với nhau không cần kết hôn, họ có con và cùng chăm lo con cái, xây dựng gia đình. Với họ, kết hôn chỉ có giá trị trên giấy tờ pháp lý còn điều quan trọng nhất vẫn là tình yêu và sự tôn trọng, gắn kết bền chặt mỗi cá nhân trong gia đình.
Tôi còn nhớ bé rất sợ ánh nắng chiếu vào mắt vì ở VN chúng tôi không có thói quen đi bộ dưới trời nắng, khi bên này chồng tôi rất thích đi bộ, đi dạo hàng ngày, cứ mỗi lần ra đường bé lại kêu mệt, sợ nắng và ngại đi bộ. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng bé đã quen và đi bộ tốt không khác gì người Ý thực thụ.
Chồng tôi làm tiếp viên hàng không, nên phải bay nhiều, nhiều khi đi vắng bốn - năm ngày, những tháng đầu do không biết tiếng và không có bằng lái xe, nên chỉ có hai mẹ con quanh quẩn trong nhà chơi đồ hàng với nhau hoặc làm bánh.
Không như cuộc sống ở Hà Nội, ở đây xung quanh cực kỳ yên ắng, nhiều khi đi bộ ra đường cũng chẳng có bóng người nên mấy tháng đầu tôi rất buồn. Lại thêm sức ép phải học tiếng Ý để giao tiếp. Bé nhà tôi sau 2 tháng đi học ở nhà trẻ thì bắt đầu nói được khá nhiều tiếng Ý, còn tôi sau sáu tháng vốn tiếng Ý vẫn là số 0.
Ở VN, tôi tốt nghiệp sư phạm ngữ Văn nhưng lại đi theo tiếng gọi của đam mê là nhiếp ảnh. Tôi chụp ảnh cưới khá nhiều nên khi sang đây, không được tiếp tục làm việc bằng đam mê nên đã stress.
Gia đình chồng rất tốt và quan tâm nhưng chúng tôi không ở Rome mà chuyển đến một hòn đảo “thiên đường” Ý (cách Rome khoảng 45 phút máy bay), nên muốn thăm tôi họ phải đi một chặng dài. Bạn bè chồng đa số là đồng nghiệp, những người có đầu óc cởi mở, đi nhiều và nói tiếng Anh tốt. Họ thường tổ chức những buổi gặp mặt, BBQ, hay đơn giản là cùng nhau ra biển tán gẫu. Họ biết tôi mới sang nên luôn tìm cách liên hệ và đón hai mẹ con đi chơi những lúc vắng chồng.
Sáu tháng đầu trôi qua thật nhanh nhưng cũng thật dài với tôi vì lần đầu xa VN lâu đến vậy, tôi nhớ gia đình, bạn bè và công việc. Chồng rất thương nên nói tôi về lại VN 6 tháng để nghỉ ngơi, làm việc nếu muốn. Tôi đã sung sướng vô cùng, nên hai mẹ con nhanh chân “khăn gói” bay về VN và ở lại 6 tháng, chỉ tội cho chồng, vì nhớ vợ con mà cứ hai tháng lại phải qua VN một lần.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động
Lần thứ hai quay trở lại Ý tôi quyết tâm để hoà nhập, phải coi nước Ý là nhà, còn VN là quê hương, tôi phải cố gắng dù sẽ có nhiều khó khăn.
Tôi bắt đầu tìm khoá học tiếng Ý, cố gắng giao tiếp với bất cứ người Ý nào chịu khó nói chuyện cùng. Họ rất kiên nhẫn khi nghe người nước ngoài như tôi giải thích vấn đề, họ nghe, đoán và đôi khi giúp tôi hoàn thiện cả câu muốn nói.
Tôi cũng quyết tâm để tạo dựng sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Đi dạo quanh thành phố, tìm hiểu những studio chuyên nghiệp. Chồng muốn tôi xin làm thợ phụ cho một studio nào đó nhưng tôi không đồng ý, tôi muốn tạo dựng thương hiệu riêng của mình ngay từ đầu.
Khi tập trung cập nhật ảnh mình chụp trên trang FB cá nhân, bạn bè của chồng bắt đầu chú ý. Tôi nhận được hợp đồng chụp ảnh cưới đầu tiên từ một người bạn học cấp một của chồng ở Rome, cô ấy nói đã nhìn thấy ảnh tôi chụp và muốn liên hệ ngay vì thích phong cách ấy. Tôi đã mừng đến phát khóc và dồn hết tâm huyết vào bộ ảnh.
Những đồng nghiệp của chồng rất nhiệt tình, họ tổ chức cho tôi hai buổi triển lãm ảnh cá nhân, tôi được phỏng vấn và lên báo vài lần. Thành phố của tôi khá nhỏ nên sau lần lên báo, ra đường nhiều người nhận ra tôi. Tôi có lẽ là người VN duy nhất sống ở nơi này nên họ càng dễ nhận ra khuôn mặt rất Việt.
Trong cuộc thi ảnh do bảo tàng thành phố tổ chức, tôi đã dành giải nhất mà không có mặt trong hôm trao giải, tuy nhiên tên tôi lại được nhắc trên báo lần thứ ba. Dần dần, đã có những khách hàng đặt tôi chụp ảnh cưới và gia đình.
Sau hai năm tôi quyết định chuyển hướng sang chụp ảnh bé sơ sinh và gia đình, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với cư dân thành phố này, nhờ điều này mà tôi ngày càng có nhiều khách hàng hơn.
Ở Ý bạn không thể tự nhận mình là photographer nếu không có mã số kinh doanh và đóng thuế thu nhập, tôi cũng phải tạo cho mình mã số kinh doanh và đóng thuế thu nhập. Tôi bắt đầu cảm thấy mình thực sự đã hoà nhập được với cuộc sống Ý, nếu không nói tiếng Ý và không có công việc chắc chắn tôi sẽ hoàn toàn lạc lõng. Tôi thầm cảm ơn chồng và những người bạn Ý đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể gọi nước Ý là nhà và yêu cuộc sống hơn.
Tuyệt như mẹ chồng Ý
Mẹ chồng tôi trầm tính, ít nói nhưng tình cảm, bố chồng thì rất nồng ấm và thân thiện, ông yêu quý con gái tôi vô cùng, cưng bé như cô công chúa nhỏ. Thật không may là sau vài tháng tôi đến Ý thì ông bất ngờ ra đi sau một cơn bạo bệnh.
Tôi dù rất sợ cảnh mẹ chồng nàng dâu nhưng vẫn ngỏ ý với chồng là mời bà sang ở với chúng tôi một thời gian cho nguôi ngoai. Cứ tự dặn lòng phải cố gắng hoà hợp vì mẹ chồng sẽ không như mẹ mình. Nhưng tôi đã nhầm, mẹ chồng là người phụ nữ tuyệt vời, bà rất hiền hậu, yêu thương con gái tôi hết mực. Khi sang ở chung, bà và tôi chưa bao giờ có một sự bất hoà nào, bà chăm lo con gái tôi như mẹ tôi chăm cháu gái.
Một lần con gái tôi để quên một chiếc balo thú bông bé yêu thích trên xe bus, hai ngày hôm sau bà đi xe bus khắp thành phố, khắp các tuyến để hỏi tìm lại cho được. Những khi bé ốm, bà thức suốt đêm ngồi bên cạnh. Khi hỏi bà có muốn tôi sinh bé thứ hai, bà bảo chỉ con gái tôi là đủ, bà không cần thêm cháu để vợ chồng tôi phải vất vả.
Lần khác bà lặn lội từ Rome sang thăm tôi và mang theo 10kg gạo loại được mua tận chợ Á ở Rome làm tôi xúc động vô cùng, bà cũng học nấu vài món Việt để những lúc tôi vắng nhà nấu cho con gái tôi ăn. Bà là người phụ nữ đảm đang, ở với bà tôi học được cách nấu món Ý, món ăn bà nấu vô cùng phong phú và càng ngày tôi càng thấy mình yêu ẩm thực Ý hơn.
Tôi học bà cách quản lý chi tiêu gia đình, cách lau dọn nhà cửa hay thu xếp việc nhà. Từ khi ở Ý tôi mới hiểu thực sự việc lau dọn nhà cửa quan trọng như thế nào trong đời sống người châu Âu nói chung. Người Ý có mức sống khá cao, họ cũng coi trọng sự sạch sẽ, ngăn nắp nên làm việc nhà một cách tỉ mỉ, cẩn thận chứ không qua loa.
Ví dụ hàng tuần họ phải lau chùi cửa sổ, nhà cửa và đồ dùng, bếp, toillet sạch bóng. Nếu mời khách đến nhà việc đầu tiên là phải đi cọ sạch toillet, để khăn lau, khăn tắm thơm tho, ngăn nắp trong nhà vệ sinh. Với họ, nhà vệ sinh chính là bộ mặt của gia đình.
Ngày đầu mới sang, tôi phải trải qua mấy “bài học” của chồng, mỗi khi dọn nhà dù rất cố gắng mà vẫn chưa đạt tiêu chuẩn trong mắt anh, có lần hai đứa cãi nhau vì chuyện dọn giường mỗi sáng. Chồng tôi mỗi sáng sau khi thức dậy là trải chăn đệm gọn gàng phẳng phiu y như khách sạn, còn tôi dù cố mãi vẫn không làm đẹp được như anh.
Có lần anh hỏi: "Sao em làm mãi mà chẳng đến nơi đến chốn gì cả?”. Tôi bực quá oà khóc: “Anh biết ở VN không phải nhà nào cũng có giường để nằm không, nhiều khi chỉ là cái đệm trải ra rồi sáng ra gập vào, ở VN sáng ra bố mẹ dạy con cách gấp chăn vuông vắn chứ không phải trải ra đẹp đẽ như phương Tây. Mỗi nơi một văn hoá, giống như em thích ăn dưới đất hơn là trên bàn, phải cho em học hỏi từ từ chứ”.
Thế là anh ôm chầm lấy tôi xin lỗi rồi từ đó không dám càu nhàu nữa. Tôi nói vậy nhưng sau nhiều lần cãi nhau cũng cố gắng hoàn thiện hơn, cả tôi và chồng cũng phải lựa nhau nhiều mới hoà hợp được.
Chồng tôi là người cực kỳ lãng mạn, tình cảm nhưng cũng rất nóng tính, hai năm đầu sống với nhau do sự khác biệt văn hoá, cách biệt ngôn ngữ nên đã nhiều lần chúng tôi cãi nhau, nhưng được cái người nước ngoài không để mọi chuyện trong lòng, và tôi cũng vậy, khi nói thẳng được với nhau là hai đứa cùng cảm thấy thoải mái.
Với tôi điều quan trọng nhất là sự cảm nhận được tình yêu của anh dành cho tôi, con gái tôi. Anh dành nhiều thời gian chơi với con gái, dạy bé học, tâm sự với con.
Bây giờ sau năm năm kết hôn, chúng tôi đã có thêm con gái thứ hai năm nay vừa tròn hai tuổi, nhưng tình yêu của chồng và mẹ chồng dành cho con gái lớn không hề thay đổi, thậm chí có phần nhiều hơn. Trong năm học bà vẫn dành phần lớn thời gian giúp đỡ chúng tôi chăm sóc con cái, đưa đón bé lớn đi học. Đến mùa hè bà lại về Rome, những lúc không có bà ở bên, cả nhà tôi lại nhớ và mong bà sớm quay lại.
Chúng tôi cũng đã bảo lãnh mẹ đẻ sang sống cùng, chưa bao giờ tôi thấy cuộc sống lại đủ đầy đến vậy. Hạnh phúc của tôi chưa bao giờ trọn vẹn hơn thế.
Để kết thúc câu chuyện nhỏ này, xin được chia sẻ lời tựa cho một album ảnh về ngôi nhà hạnh phúc của chúng tôi:
Nhà là nơi mà khi tôi trở về luôn có một em bé chạy trước mở cổng và có người đi sau nhẹ nhàng đóng cổng.
Là nơi tôi nhìn thấy họ của tôi và người ấy cùng gắn trên biển tên và hòm thư: TONON – NGUYEN.
Là nơi mỗi chiều tôi và người ấy cùng chăm sóc và ngắm từng bông hoa đang nở.
Là nơi tôi nghe tiếng cười giòn tan của con gái đang đu đưa trên cổ bố mỗi ngày.
Là nơi mà sẽ không bao giờ hết những câu chuyện buồn, vui, yêu thương, hờn giận.
Là nơi mà qua cửa sổ tôi nhìn thấy những người tôi yêu…
Tôi nâng niu từng giây phút của những ngày tháng yêu thương này!
Đính hôn
Con gái nhỏ những ngày đầu sang Ý
Con gái thứ hai chào đời
Và happy ending

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.