Viết lại lịch sử nhóm động vật lưỡng cư từ hóa thạch 200 triệu năm tuổi

09/07/2017 22:10 GMT+7

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng X quang 3D để nghiên cứu cặp hóa thạch nhỏ được tìm thấy từ những năm 1990, xác định chúng có niên đại đến 200 triệu năm.

Tờ Dailymail gần đây đưa tin phát hiện này đã giúp kết nối với những dữ liệu còn thiếu để mở rộng lịch sử tiến hóa của ếch, cóc, kỳ nhông lên ít nhất là 15 triệu năm so với những gì đã biết trước đây. Hóa thạch được các nhà khoa học mệnh danh Chinlestegophis jenkinsi là họ hàng lâu đời nhất của một nhóm lưỡng cư bí ẩn được biết đến như những động vật caecilians đã làm cho các nhà khoa học hiểu lầm trong nhiều thập niên.

tin liên quan

Hiện tượng hiếm hoi trong Hệ mặt trời
Trong vài tuần tới, tất cả các hành tinh trong Hệ mặt trời, trừ sao Thổ, đều xuất hiện cùng nhau vào lúc bình minh dọc theo đường hoàng đạo, đường di chuyển của mặt trời trên bầu trời trái đất. Hiện tượng này hoàn toàn khác biệt trong 2 tháng qua, khi hầu như toàn bộ hành tinh đều ẩn mình phía sau mặt trời.
Chinlestegophis jenkinsi đã được phát hiện như một tổ tiên chung của cả hai loài caecilians bí ẩn và động vật lưỡng cư hiện đại như ếch và kỳ nhông. Phát hiện này đã lấp đầy khoảng trống lớn trong cây tiến hóa của động vật lưỡng cư và các nhà khoa học cuối cùng đã xác định được nguồn gốc của những con caecilians kỳ quái.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã thu hẹp khoảng cách lớn trong quá trình tiến hóa sớm của caecilians bằng cách kết nối chúng với các stereospondyls - động vật có cái đầu kỳ cục là nhóm lưỡng cư đa dạng nhất trong kỷ nguyên Triassic cách đây hơn 200 triệu năm. Nghiên cứu mới về hai hóa thạch đã lấp khoảng trống này và cho thấy rằng dòng họ lưỡng cư ngày nay phát triển từ tổ tiên chung 315 triệu năm trước.
Tiến sĩ Adam Huttenlocker, thuộc Đại học Nam California (Mỹ), cho biết loài caecilians khó có thể tìm thấy trong hóa thạch vì hầu hết đều quá nhỏ. Riêng hóa thạch Chinlestegophis jenkinsi này vẫn giữ được rất nhiều hình thái nguyên thủy được chia sẻ với các loài lưỡng cư thời Triassic, cụ thể là bốn chân của chúng. Trước Chinlestegophis jenkinsi, các nhà khoa học đã tìm thấy chỉ có hai hóa thạch lưỡng cư khác từ thời đại khủng long.

tin liên quan

Hóa thạch 7,2 triệu năm có thể viết lại nguồn gốc loài người
Tờ Dailymail vừa đưa tin về phát hiện hóa thạch 7,2 triệu năm tuổi thuộc về người tiền sử mà các nhà nghiên cứu tìm thấy ở vùng Balkans đã chỉ ra rằng sự phân chia dòng dõi con người bắt đầu từ Địa Trung Hải chứ không phải châu Phi như giả định trước đây.
Hiện tại có ít hơn 200 loài caecilians, sống trong các vùng nhiệt đới ẩm ướt của Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á. Nhưng hai loài lưỡng cư hóa thạch cổ xưa được tìm thấy vào cuối những năm 1990 đã được bảo quản trong các hố khai thác hóa thạch của hạt Eagle, Colorado, Mỹ.
Hố khai thác được hóa thạch chỉ rộng 5 cm, hộp sọ giống hình viên đạn của một hóa thạch chỉ 2,5 cm. Tuy nhiên, dự đoán rằng cơ thể trưởng thành của nó có thể dài 15 - 30 cm, nó là kiểu kỳ nhông ăn côn trùng nhỏ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.