Vì an ninh tài nguyên nước - Kỳ 2: Khi người trẻ muốn tạo ra sự thay đổi

05/02/2015 08:00 GMT+7

Nước rất quan trọng đối với đời sống con người. Bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, một số doanh nghiệp cũng đã có nhiều sáng kiến để tham gia bảo tồn tài nguyên nước của VN.

Nước rất quan trọng đối với đời sống con người. Bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, một số doanh nghiệp cũng đã có nhiều sáng kiến để tham gia bảo tồn tài nguyên nước của VN.

Kỳ 2: Khi người trẻ muốn tạo ra sự thay đổi
Không có trẻ con thì không có người lớn. Không có những bạn trẻ đam mê nghiên cứu về môi trường thì sẽ không có những nhà khoa học dấn thân trong lĩnh vực này. Đó là lý do mà các sinh viên ngành môi trường ngày càng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp để giúp họ biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Đại diện Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (giữa) trao học bổng cho sinh viên tại Trường đại học Cần Thơ trong tháng 1.2015
Đại diện Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (giữa) trao học bổng cho sinh viên tại Trường đại học Cần Thơ trong tháng 1.2015 - Ảnh: V.B
“Ngay từ tên gọi của chương trình đã gây sự chú ý đối với em khi săn tìm học bổng từ các doanh nghiệp”, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, sinh viên năm 2 Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bộc bạch trong buổi lễ nhận học bổng của chương trình hỗ trợ tài năng trẻ “Vì an ninh tài nguyên nước” do Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) trao tặng cuối tháng 1.2015.
Các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực từng cảnh báo việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực môi trường sẽ khiến vấn đề an ninh nguồn nước của VN càng trở nên khó giải quyết hơn. Vì thế, những chương trình như chương trình hỗ trợ tài năng trẻ “Vì an ninh nguồn nước” của VBL cần được nhân rộng và triển khai lâu dài để bổ sung và phát triển đội ngũ những nhà khoa học trẻ - những người sau đó sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu, quản lý và bảo tồn tài nguyên nước ở VN.
Kiên định hơn trên con đường đã chọn
Nguyễn Thị Ngọc Hiền là một trong 42 sinh viên ngành môi trường ­­­­­­­có kết quả học tập tốt nhận được học bổng năm nay của VBL. Mỗi suất có tổng trị giá 15 triệu đồng. Đây là năm thứ 2 Hiền nhận được học bổng của chương trình này.
Quê ở Bình Định, gia đình làm nông, tuy nhiên, ba mẹ của Hiền đã cố gắng hết sức để cả ba người con của họ đều vào ĐH tại TP.HCM. Hiền cho biết, nhờ có số tiền lớn từ chương trình học bổng của VBL, bạn đã mua được chiếc máy vi tính, thanh toán học phí và trang trải các chi phí khác cho cả 3 anh em. “Điều đặc biệt của chương trình này là nếu sinh viên duy trì kết quả học tập tốt sau mỗi năm thì sẽ tiếp tục được nhận học bổng. Điều này làm chúng em rất yên tâm và luôn nỗ lực hết sức trên con đường mình đã chọn”, Hiền chia sẻ.
Trong khi đó, Nguyễn Thúy Trúc, sinh viên năm 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách khoa TP.HCM gây ấn tượng về kế hoạch của Trúc với việc học sau khi nhận được học bổng. Trúc quê ở Cà Mau, nơi cuộc sống của người dân gắn bó mật thiết với những dòng sông, kênh rạch, song người dân nơi đây chưa có ý thức về môi trường nước một cách sâu sắc. Với 15 triệu đồng học bổng của VBL, Trúc tiết lộ bạn sẽ đầu tư để học tiếng Anh thật giỏi, nhằm có điều kiện tiếp cận tài liệu về nước, môi trường của nước ngoài phong phú hơn để bổ sung cho việc nghiên cứu và học tập sau này. Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các dòng sông, kỹ thuật lọc nước ngầm thế nào… là một số dự án mà Trúc đã ấp ủ lâu nay. Cô gái này cũng tiết lộ ước muốn tìm học bổng du học để sau này có điều kiện tốt hơn theo đuổi tiếp tục niềm đam mê “làm đẹp” cho môi trường nước của mình.
Từ ước muốn tạo ra sự thay đổi
Ngọc Hiền tiết lộ, sự tiếp sức của VBL cũng giúp bạn có thêm nhiệt huyết để bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu. Bạn tiết lộ đang có kế hoạch cùng với 2 người bạn nghiên cứu dùng chế phẩm từ vỏ tôm để làm ra chất khử độc hại có trong nước thải tại các nhà máy dệt nhuộm. “Nếu thành công, tính thương mại của dự án rất cao. Em và các bạn đang dốc lòng với dự án này”, Hiền khẳng định.
Còn Võ Chánh Huy, sinh viên năm 4 Khoa Vật lý kỹ thuật, bộ môn vật lý ứng dụng, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đang tham gia dự án nghiên cứu chưng cất nước biển thành nước ngọt với cô giáo và học viên cao học cũng cho biết, những học bổng này rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sinh viên. “Tài nguyên nước không hữu hạn, sẽ có ngày cạn kiệt và thiếu nước ngọt để dùng. Chúng em muốn góp sức và kiến thức học được để làm chút gì đó thay đổi trước khi quá muộn. Nhưng không phải bạn nào cũng có cơ hội để thực hiện giấc mơ này, vì thế sự hỗ trợ của VBL thật sự rất đáng quý”, Huy nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.