Vạn sự khởi đầu nan

16/05/2015 07:10 GMT+7

Em gái tôi ra trường chưa đầy 3 tháng nhưng đã xin được việc làm ổn định, đúng chuyên ngành học. Có điều, em đi làm được vài tuần đã tỏ ra chán nản, mệt mỏi. Em thường than vãn rằng: mình chọn lầm nghề, nếu biết thế này sẽ không bao giờ học ngành đó.

Em gái tôi ra trường chưa đầy 3 tháng nhưng đã xin được việc làm ổn định, đúng chuyên ngành học. Có điều, em đi làm được vài tuần đã tỏ ra chán nản, mệt mỏi. Em thường than vãn rằng: mình chọn lầm nghề, nếu biết thế này sẽ không bao giờ học ngành đó.

Minh họa: Văn Nguyễn
Tôi nghĩ, đó là tâm lý chung của những người trẻ mới vào nghề bởi công việc thực tế khác xa lý thuyết được học ở trường. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ đồng nghiệp, cấp trên nên cảm thấy công việc hiện tại không như ý muốn. Bởi vậy, họ thường “đứng núi này trông núi nọ”.
Tôi khuyên em nên chịu khó, thời buổi hiện tại, có được một công việc đã là hạnh phúc. Em may mắn hơn hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp, không biết làm gì với tấm bằng sau bao năm đèn sách. Đừng thiếu kiên nhẫn mà đánh mất cơ hội của mình vì trong một thời gian ngắn trải nghiệm chưa thể kết luận mình không hợp với nghề trong khi bản thân đã được đào tạo suốt 4 năm ở đại học.
Nếu chưa thực sự đam mê nghề thì nên tự nhủ “mình không chọn nó nhưng nó đã chọn mình” và tiếp tục phấn đấu. Đừng bao giờ nghĩ mình chọn lầm nghề mà hãy biến con đường mình đang đi trở nên đúng đắn và luôn có thái độ trân trọng nghề nghiệp. Bởi người ta chỉ có thể thành công trong nghề khi có đủ cả kiến thức lẫn nhiệt huyết.
Với lòng yêu nghề, ta có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thiện các kỹ năng lẫn chuyên môn. Chẳng ai mới vào nghề đã giỏi ngay được mà phải trải qua thời gian thử thách, tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Và luôn ghi nhớ: “Vạn sự khởi đầu nan”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.