Trò ngoan

Câu chuyện nghe qua thấy nó đơn giản nhưng khiến tôi rất xúc động, là vì, nghĩ, anh học trò này rất hiểu thầy mình, biết sở thích của thầy, nhu cầu của thầy.

Cô Thanh Hải, làm việc ở Hội đồng Nhân dân TP.Đà Nẵng, kể thỉnh thoảng, chồng cô đến thăm thầy cũ nhưng dặn vợ, em không cần mua quà gì đâu, anh đến thăm, biếu thầy ít tiền để thầy cắt tóc, ráy tai và giấu cô mua vé số.
Thầy bây giờ đã 90 và trò cũng đã 50.
Câu chuyện nghe qua thấy nó đơn giản nhưng khiến tôi rất xúc động, là vì, nghĩ, anh học trò này rất hiểu thầy mình, biết sở thích của thầy, nhu cầu của thầy, số tiền để thầy “cắt tóc, ráy tai, mua vé số” hẳn không nhiều nhưng nó đã được dùng rất đúng lúc, đúng nơi, đặc biệt là nó rất chân tình, như đứa cháu hiểu ông mình vậy.

tin liên quan

‘Không có ước mơ nào đáng bị bỏ quên’
Những chủ nhân của hơn 10.000 tin nhắn yêu thương đang tiếp tục cổ vũ cho những ước mơ trong trẻo của các em nhỏ đến từ các vùng miền trên khắp đất nước. Những tin nhắn tới mức đáng yêu và tươi đẹp thế này đây...
Ngày trước, tôi có một thầy dạy vỡ lòng ở làng, thầy không thuộc diện biên chế mà dạy ăn công điểm của hợp tác xã, đến khi về hưu thì không có chế độ, sức khỏe thầy lại không được như người khác nên nhà nghèo lắm. Mà thuở ấy thì ai cũng từ nghèo trở xuống, nhà tôi cũng vậy.
Thầy rất thích uống trà do thói quen ngày trước, nhưng trà phải mua bằng tem phiếu, cán bộ thường mỗi tháng chỉ được mỗi gói trà loại ba. Đó thực ra không phải là trà mà lá chè xanh phơi khô vò ra. Quê tôi ở đồng chiêm trũng nên không trồng được cây chè xanh, thầy phải hái đọt chè tàu (loại cây trồng làm hàng rào cắt tỉa rất đẹp) vào vò kỹ, phơi khô rồi hãm như trà để uống.
Ba tôi làm cán bộ, có phiếu C (loại phiếu mua được vài thứ hơn cán bộ thường), ông để phiếu ở nhà nên đến tháng, tôi lên cửa hàng tận trên huyện, mua tiêu chuẩn.
Về nhà, mạ tôi lấy báo cũ, gói một gói trà Ba Đình (trà loại 1), một bao thuốc lá Tam Đảo để tôi lên biếu thầy. Mỗi lần như thế, thầy xoa đầu tôi, nói cám ơn ba mạ tôi và lúc nào mắt cũng rưng rưng. Thầy pha trà rồi mời mấy ông già hàng xóm sang thưởng, đó là một sự kiện của nhà thầy.
Tôi đi bộ đội, các em tôi lần lượt thay nhau làm việc đó mãi cho đến ngày thầy mất.
Tôi có một thầy dạy văn hồi cấp 3. Ngày đó thầy mới ra trường, rất trẻ nhưng dạy cực hay. Thầy đọc nhiều sách nên nói chuyện cũng hay và tôi học được ở thầy rất nhiều.
Tôi cũng là người hay đọc sách nên ba tôi thỉnh thoảng mua sách gửi về. Đọc xong tôi lại viết vài dòng tri ân rồi mang tặng thầy. Thầy quý lắm.
Tôi đi xa, vẫn không quên, mỗi khi có sách hay, tôi lại mua gửi về. Lúc đó thầy dạy chuyên văn trường tỉnh. Đi dạy, thầy mang theo sách, kể cái hay trong quyển sách đó rồi bảo là sách trò Thịnh tặng. Vì thế, các thế hệ học sinh của thầy sau này đều nghe đến tên tôi, gặp, nói tên, nhận ra như thể người quen lâu rồi.
Mấy năm sau này, tôi viết sách, tất nhiên mỗi lần sách ra, việc đầu tiên là gửi tặng thầy. Mới đây, tôi về quê, đến thăm và tặng thầy bản photocopy quyển sách sắp in. Thầy ngắm nghía, lật đọc mấy trang rồi xoa đầu tôi, cứ xoa xoa thế một lúc mới nói: “Trò ngoan, trò ngoan!”.
Tôi đã 60 tuổi, nghe thầy khen trò ngoan, mắt ậng nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.