Thủ phủ 'vàng trắng' xứ Huế tả tơi sau bão: Nhặt cây gãy bán vớt vát

Đình Toàn
Đình Toàn
31/10/2020 15:32 GMT+7

Có một vùng đất ở Thừa Thiên - Huế cũng đã bị tàn phá nặng nề, tả tơi sau bão số 9. Đó là huyện miền núi Nam Đông, nơi được mệnh danh là thủ phủ “vàng trắng” (cây cao su) của xứ Huế.

Nam Đông là một trong hai huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của Thừa Thiên - Huế. Bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng cao su, trồng rừng và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế khá như cam, quýt, ổi, chuối ăn… Cơn bão số 9 quét qua hơn 4 giờ ở Nam Đông đã gây hư hại nhà cửa, hạ tầng, điện lưới trung và hạ thế, rừng trồng, vườn cây người dân...

Thủ phủ “vàng trắng” tả tơi sau khi bão số 9 đi qua

Ngay phía sau trụ sở xã Hương Phú là những cánh rừng trồng keo lai bạc ngàn bị bão quật gãy đổ xác xơ

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Một phụ nữ ở thôn Xuân Phú, xã Hương Phú leo lên mái nhà cùng những người trong gia đình lợp lại nhà bị tốc mái

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Nhà cộng đồng thôn Xuân Phú, xã Hương Phú bị hư hại nặng, mái bay, cửa hỏng đến chiều 30.10 vẫn chưa khắc phục xong

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

 

Bão Goni giật cấp 17 quần thảo "làm khổ" khoảng 30 triệu người Philippines

Những hàng tre người dân trồng gia cố bờ sông nhưng bị bão xô, nước suối tràn lên cuốn trôi

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Đoạn sạt lở dài hàng trăm mét trên sông Khe Tre, chảy qua trung tâm thị trấn Khe Tra, H.Nam Đông khiến nhiều nhà dân rơi vào tình trạng nguy cấp

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Khoảnh đất nơi chiếc ô tô ben tải này đang dừng từng có một gian nhà phụ bên cạnh nhà chính để gia chủ là ông Phan Văn Quý (thôn Xuân Phú, X.Hương Phú) đổ xe, nhưng hệ thống cột cùng mái nhà bị bão nhổ, cuốn phăng xuống suối

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Người dân nỗ lực che lại chỗ ở chứ chưa thể khắc phục vườn tược, cây cối hoa màu hư hại. Theo thống kê sơ bộ của UBND H.Nam Đông, toàn huyện có 2 nhà sập, một số cơ quan công sở bị bay mái, hư hỏng và hơn 800 ngôi nhà bị bão số 9 làm tốc mái một phần hoặc hoàn toàn. Hệ thống điện lưới bị mất tại nhiều xã và đến chiều 31.10 vẫn chưa đấu nối lại hoàn toàn.

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

H.Nam Đông với gần 2.500ha cây cao su, trong đó diện tích đưa vào khai thác là 2.450ha, được xem là thủ phủ về cao su của tỉnh Thừa Thiên - Huế

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Thế nhưng cơn bão số 9 đã làn gãy đổ khoảng 1000ha cao su toàn huyện, theo báo cáo sơ bộ ngày 30.10 của UBND H.Nam Đông. Trong ảnh là khu vườn cao su của gia đình anh Phạm Quốc Bình, thôn 11, xã Hương Xuân, H.Nam Đông đổ rạp, nhiều cây đè lên ngôi nhà đang ở.

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

 

Với khoảng 300 trong tổng 600ha cao su đổ ngã, Hương Phú là xã bị thiệt hại cao su nặng nhất H.Nam Đông

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Đây là lần thứ 3 kể từ bão Xangsane năm 2006 người dân trồng cao su H.Nam Đông lâm vào cảnh khổ sở vì bão tàn phá cây cao su và rừng trồng keo lai

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Những cây cao su còn lại từ năm 2007 đến nay nhưng bị bão Molave 2020 quật ngã

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Ông Huỳnh Sơn, 43 tuổi, thôn Hà An, xã Hương Phú, H.Nam Đông cho biết để tạo dựng những khu vườn cao su, anh gia đình còn nợ ngân hàng cả trăm triệu đồng nhưng nay bão tàn phá gãy đổ khiến gia đình rơi vào cảnh khốn khó, chưa biết lấy gì đắp đổi để trả nợ

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

 

Đồng bào Cơ Tu ở thôn 4, xã Thượng Nhật cắt những cây cao su gãy đổ tận thu bán giá rẻ cho tư thương lái

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Cùng với cao su, toàn H.Nam Đông có hơn 1.820 ha rừng trồng (chủ yếu là keo) bị gãy đổ

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

Cao su gãy đổ được cưa đốt mang từ rừng ra đường để chờ tư thương đến mua, tránh để lâu cây bị khô héo

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

 

Một cánh rừng keo ở khu vực chùa Phước Linh, H.Nam Đông bị bão số 9 làm gãy đổ la liệt

ẢNH: ĐÌNH TOÀN

 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.