Tại sao thói quen súc miệng lại được các bác sĩ khuyên nên thực hiện mỗi ngày?

08/10/2020 08:00 GMT+7

Dù tình hình dịch bệnh đã dần đi vào kiểm soát, chúng ta vẫn không nên lơ là những thói quen có ích giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên.

Bên cạnh đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng, chăm sóc răng miệng cũng là bước kháng khuẩn quan trọng cần được thực hiện đúng và đủ để phòng ngừa nhiều tác nhân gây bệnh viêm hô hấp và các bệnh truyền nhiễm khác qua khoang miệng.
Khi nhắc đến các thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, nhiều bác sĩ đều “không hẹn mà gặp” khi nhấn mạnh tầm quan trọng của súc miệng, thói quen mà không ít người vẫn đang bỏ qua. Khoang miệng của một người trưởng thành là nơi chứa đến gần 50 tỉ vi khuẩn, thường tụ tập ở các kẽ răng, xung quanh chân răng và bề mặt lưỡi. Vi khuẩn trong miệng có thể vô hại, tuy nhiên khi chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa và hô hấp sẽ dễ dàng trở thành các nguyên nhân gây bệnh. Không chỉ Covid-19 mà rất nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như viêm họng, viêm mũi, viêm nướu, viêm hô hấp, viêm phổi… đều tấn công thông qua “cửa ngõ” là đường mũi họng. Chính vì vậy, sử dụng dung dịch kháng khuẩn để súc miệng giúp củng cố “chốt chặn” phòng thủ quan trọng cuối cùng để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng nhân lên, ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch bệnh.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng chia sẻ việc chăm sóc răng miệng đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Bác sĩ Ngô Đức Hùng chia sẻ việc chăm sóc răng miệng đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, công tác tại Khoa Cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyến cáo, rất nên kết hợp súc miệng vào thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày vì chải răng chỉ giải quyết làm sạch ở bề mặt, còn súc miệng sẽ giúp làm sạch các kẽ răng và vùng khoang miệng. Việc sử dụng nước súc miệng, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng giúp kháng khuẩn, sẽ góp phần củng cố chốt chặn ở khu vực hầu họng, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, thói quen này còn giảm bớt được cả nguy cơ về bệnh lý tim mạch, một thông tin chắc chắn vô cùng bất ngờ và thú vị với nhiều người.
Về cách súc miệng, bác sĩ Phạm Lê Duy, Chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo nên sử dụng 20ml nước súc miệng và súc miệng trong 30 giây, cũng như súc đều trong khoang miệng và không nên súc lại với nước ngay sau đó để phát huy tác dụng kháng khuẩn tối đa. Súc miệng sau khi chải răng với các loại nước súc miệng có khả năng kháng khuẩn là bước cuối cùng trong hành trình kháng khuẩn 4 bước (đeo khẩu trang, rửa tay, chải răng, súc miệng), giúp kháng khuẩn cho khu vực hầu họng, từ đó bảo vệ toàn diện cho răng miệng lẫn hệ miễn dịch của cơ thể. Phụ huynh cũng cần chú ý thay bàn chải răng sau 3 tháng sử dụng vì có thể có đến 4 triệu vi khuẩn bám trên lông bàn chải chỉ sau 3 tháng.

 

Để hành trình kháng khuẩn được trọn vẹn và ngăn chặn tối ưu sự xâm nhập của vi khuẩn, chúng ta tuyệt đối không thể bỏ qua việc củng cố sức mạnh tại “chốt chặn” cuối cùng bằng nước súc miệng. Thêm 30 giây súc miệng sáng và tối vào quy trình chăm sóc răng miệng là cách thức đơn giản mà hiệu quả để góp phần bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn cho cả gia đình.
Bộ 3 P/S kháng khuẩn gồm: Nước súc miệng P/S với công thức Zinc Mineral giúp kháng khuẩn 99.9%*, Kem đánh răng than hoạt tính và Bàn chải than bạc có công dụng giúp cản phá vi khuẩn.
Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng 2 lần mỗi ngày, chính là thói quen giúp củng cố "chốt chặn cuối cùng" ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
* Trong điều kiện thí nghiệm trên các loại vi khuẩn có thể vào đường miệng: E.coli, P.aeruginosa, S.typhi, B.Subtilis, S.flexneri. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.