Cảnh báo tắc ruột do ăn chất... xơ

03/01/2017 14:01 GMT+7

Trái cây là một trong những thực phẩm được khuyên dùng để giúp tiêu hóa chống táo bón, tuy nhiên một số loại quả lại có thể là nguy cơ gây tắc ruột.

Nhầm là khối u
Các bác sĩ Bệnh viện (BV) E, Hà Nội vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ (45 tuổi, ở Phú Thọ) bị tắc ruột do bã thức ăn. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, sờ thấy khối cứng trong ổ bụng. Kết quả nội soi dạ dày khiến các bác sĩ cũng bất ngờ bởi có tới 4 khối bã thức ăn to như quả trứng nằm trong dạ dày bệnh nhân. Trong đó, 3 khối bã thức ăn có đường kính 4 - 6 cm và một khối to bất thường với đường kính trên 7 cm.
Trong gần 2 giờ, các bác sĩ đã nội soi cắt nhỏ và gắp bỏ 3 khối bã thức ăn. Với khối bã thức ăn lớn nhất (đường kính 7 cm) đã phải chờ đến một can thiệp khác, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh do thời gian thực hiện can thiệp kéo dài. Khối bã thức ăn được lấy ra là những mảnh xơ được hình thành từ quả hồng ngâm mà bệnh nhân đã ăn trước đó.

tin liên quan

Bác sĩ trò chuyện: Đừng để xét nghiệm rồi… lo!
Không ít lần tôi nhận các câu hỏi từ bạn bè, những thắc mắc về kết quả các xét nghiệm nhận được cũng như phương thức điều trị mà bác sĩ đưa ra, và bỗng dưng 'lợn lành thành lợn què' sau khi được điều trị. 

Ở lứa tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ nhai kém và chưa biết nhằn hột. Vì thế, nguy cơ bị tắc ruột là rất lớn khi các em ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã, chát và lưu ý cả trái cây có nhiều hột nhỏ và cứng như sơ-ri, hồng xiêm...
Để tránh nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, mọi người cần uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày; nên tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt); nấu chín thức ăn, nhai kỹ khi ăn. Không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như: gân, sụn hay một số loại hạt nhỏ trong trái cây vì dễ tạo thành “nhân” cho thực phẩm khác kết dính, vón cục. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều canh măng khô. Với người cao tuổi, thức ăn nên được nấu chín, ninh nhừ.
“Khoảng 3-4 ngày trước nhập viện tôi có ăn 3 trái hồng giòn ngâm loại to vào lúc đói. Sau khi ăn vài giờ, tôi đau bụng, nôn và sờ thấy khối cứng trong ổ bụng”, bệnh nhân cho biết. Sau đó là cảm giác căng, đầy bụng, ăn uống kém nên bệnh nhân được gia đình đưa khám tại y tế địa phương và được chẩn đoán nghi có khối u dạ dày nên chuyển lên BV K điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân này đã tự đến BV E và được các bác sĩ tại đây khám, chẩn đoán chính xác là tắc ruột do 4 khối bã thức ăn. Sau khi được nội soi can thiệp lấy các bã xơ này, sức khỏe của chị đã hoàn toàn bình thường.
Bác sĩ Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi, BV E cho biết, tắc ruột do khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, nhưng gần đây có các bệnh nhân ở độ tuổi thanh niên, trung niên.
Trước bệnh nhân nữ kể trên, BV E cũng đã tiếp nhận một nữ sinh viên (23 tuổi) bị tắc ruột do một khối bã thức ăn kết dính lại sau khi ăn quá nhiều măng khô. Một trường hợp khác là cụ bà 86 tuổi bị dư đọng bã thức ăn trong dạ dày do ăn phải miếng thịt không nhai kỹ, không tiêu hóa được, tích dần và kết thành khối lớn.
BV Nhi T.Ư cũng cho biết, BV này đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhi tắc ruột, bị nghi có khối u nhưng sau đó xác định là do bã thức ăn. Có trường hợp gần đây là bệnh nhi L. (5 tuổi, ở Tuyên Quang) được chuyển đến BV Nhi T.Ư trong tình trạng đau bụng, sờ thấy khối cứng trong ổ bụng. Trước đó, cháu L. đã được gia đình đưa đi khám tại một vài BV và được chẩn đoán là lách to, ung thư hạch. Tiến hành nội soi dạ dày, các bác sĩ của BV Nhi T.Ư phát hiện 3 khối bã thức ăn chắc, cứng như sỏi, đường kính 4 - 6 cm, kèm theo loét dạ dày. Sau can thiệp, chất bã này được cắt nhỏ và lấy ra, được xác định là những mảnh xơ và vỏ từ quả hồng.

tin liên quan

Chỉ đau lưng, đau bụng, khám ra… ung thư
Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám ở vào độ tuổi thanh xuân, sức dài vai rộng, chỉ đau bụng, đau lưng nhưng cuối cùng phát hiện ra… ung thư.

Cảnh giác với “hợp chất” xơ và tanin
Các bác sĩ cho hay, khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin (loại ăn có vị chát) như quả hồng ngâm, xoài xanh, ổi, sung... và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng. “Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng rất thuận lợi cho hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc”, bác sĩ Hồng Anh lưu ý. Ngoài yếu tố trên, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.

Một nghiên cứu của BV Nhi T.Ư cho thấy, trong số 93 ca nhập viện do dị vật là thức ăn được thống kê trong vòng 5 năm, dị vật chủ yếu là hạt hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách... Việc chẩn đoán sớm bệnh thường khó do siêu âm bụng không thấy được bã thức ăn. Cần phòng tai nạn dị vật đường tiêu hóa, tắc ruột cho trẻ bằng cách kiểm soát thật kỹ thức ăn. Nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiêu, cần đưa ngay đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.
“Nếu không được xử trí kịp thời, tắc ruột do ứ đọng bã thức ăn có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân... dẫn tới tử vong”, bác sĩ Vũ Hồng Anh cảnh báo.

tin liên quan

4 thói quen đơn giản giúp bạn ngừa ung thư
Nghiên cứu cho thấy di truyền, tiếp xúc với môi trường, hút thuốc lá, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống là những nguyên nhân có thể gây bệnh ung thư. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.