Nguyên liệu tốt + cách chế biến tốt = món ăn ngon, tốt cho sức khỏe

11/11/2019 09:46 GMT+7

Ðó là công thức được các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia ẩm thực chia sẻ tại hội thảo 'An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách với sức khỏe cộng đồng' tại khu vực phía Bắc vừa qua.

Nguyên liệu tốt là cần thiết

Ông bà xưa thường có câu nói “có bột mới gột nên hồ”, về nghĩa đen có thể hiểu nôm na để “gột” nên hồ trước hết cần phải có nguyên liệu “bột” và phải là nguyên liệu tốt mới cho ra “hồ” chất lượng. Theo đó, các chuyên gia ẩm thực cũng thường chia sẻ rằng nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế biến các món ăn. Dù món Âu, Á hay món thuần Việt thì nguyên liệu tốt bao giờ cũng là yếu tố cần thiết và quan trọng, làm cơ sở để có được món ăn an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, các gia đình Việt nên đa dạng các loại nguyên liệu để chế biến món ăn hằng ngày cho gia đình, từ nguyên liệu chứa tinh bột như gạo, bún, mì ăn liền… cho đến các nguyên liệu chứa nhiều đạm, béo như thịt cá và chất xơ từ rau xanh…

Bí quyết để chế biến món ăn ngon, tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì để có bữa ăn tốt, ngoài nguyên liệu tốt cần có cách chế biến tốt. Nguyên liệu tốt là yếu tố “cần” nhưng cần có cách chế biến tốt mới là yếu tố “đủ” để tạo nên món ăn ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe người dùng. Nếu nguyên liệu tốt được chế biến không đúng cách, món ăn có thể bị “bốc hơi” dưỡng chất và khiến món ăn kém ngon. Đây cũng chính là một trong những thông tin hữu ích mà mà chị em nội trợ có được từ hội thảo “An toàn thực phẩm và dinh dưỡng dúng cách với sức khỏe cộng đồng”
Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng biết chế biến món ăn đúng cách để có được món ăn ngon, tốt cho sức khỏe của gia đình. Chẳng hạn, với món mì ăn liền vốn rất phổ biến với mọi gia đình nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến đúng điệu “món ăn quốc dân” này.
Và tại hội thảo nêu trên, chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thanh Vũ (Gourmet Solutions Company) cũng đã chia sẻ “bí kíp” để chị em có thể tự tin trổ tài chế biến món ngon với mì ăn liền.
Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thanh Vũ cho biết, một trong những sai lầm mà nhiều bà nội trợ thường mắc phải khi chế biến mì ăn liền chính là trụng mì trước khi ăn. Tâm lý nhiều phụ nữ thường kỹ lưỡng, cẩn thận nhưng trong trường hợp này lại trở nên thừa, thậm chí hơi phản khoa học. Bởi việc trụng mì sẽ làm giảm độ ngon và mất đi một phần dinh dưỡng của vắt mì. Mộ̣t số chị em nội trợ có lập luận rằng, trụng mì là để loại bỏ một phần chất béo trong mì ăn liền, nhưng theo chuyên gia Nguyễn Thanh Vũ thì không nên chế biến như vậy, bởi hàm lượng chất béo thấm trong vắt mì chiên thường chiếm khoảng 16% khối lượng vắt mì, giúp tạo ra sự cân đối phù hợp cho một khẩu phần ăn. “Đối với các sản phẩm mì của thương hiệu uy tín, chất béo từ dầu chiên mì là an toàn vì dầu chiên sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và các chỉ tiêu”, ông phân tích.
Mì ăn liền là nguyên liệu phổ thông nhưng là một nguyên liệu tốt vì nó đảm bảo an toàn vệ sinh, được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản, có thể kết hợp, biến tấu thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Mì ăn liền được làm từ bột lúa mì, cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột nên để có một món ăn thơm ngon và cân bằng dinh dưỡng, đầu bếp chính trong gia đình nên kết hợp nguyên liệu này với các thực phẩm khác chứa đạm, vitamin, chất khoáng như thịt, trứng, rau củ quả… Các chị em hiện đại nắm được công thức này là đã nắm trong tay một bí kíp lợi hại để chăm lo cho bữa ăn và sức khỏe cả gia đình mình”, chuyên gia Thanh Vũ nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.