Sập cầu Ghềnh: Cò vé ga Sài Gòn gọi khách trong... vô vọng

30/03/2016 12:36 GMT+7

Những tưởng sau vụ cầu Ghềnh sập, những cò vé chợ đen tại ga Sài Gòn sẽ không còn đất sống khi không bán được vé. Nhưng không, hằng ngày họ vẫn đông đúc có mặt tại gamời khách mua vé, nhưng chẳng ai mua.

Những tưởng sau vụ cầu Ghềnh sập, những cò vé chợ đen tại ga Sài Gòn sẽ không còn đất sống khi không bán được vé. Nhưng không, hằng ngày họ vẫn đông đúc có mặt tại gamời khách mua vé, nhưng chẳng ai mua.

Nhiều cò ngồi ngay tại cổng ga Sài Gòn cố thuyết phục khách mua vé, nhưng chẳng ai muaNhiều cò ngồi ngay tại cổng ga Sài Gòn cố thuyết phục khách mua vé, nhưng chẳng ai mua
Cố bám trụ với "nghề"
Ngày 29.3, chúng tôi quay lại ga Sài Gòn sau gần 10 ngày cầu Ghềnh sập, khiến ga Biên Hòa trở thành ga cuối của tuyến đường sắt Bắc Nam. Trời Sài Gòn vẫn hừng hực trong cái nóng bỏng rát. Trước khi đến ga, chúng tôi nghĩ sau sự cố cầu Ghềnh sập, chắc hẳn lượng khách đi tàu ít lại, sẽ dư ra nhiều khoảng trống ghế tàu. Nếu có nhu cầu đi, mọi người sẽ dễ dàng mua được vé mà không cần tìm tới cò vé chợ đen. Những người với sống bằng nghề cò vé trước ga sẽ hết đất sống. Họ có thể sẽ chuyển đổi nghề hoặc chờ khi đường tàu thông suốt trở lại, mới tiếp tục hoạt động.
Nhưng hoàn toàn không phải vậy, khi vừa đến cổng ga, qua quan sát, tại đây vẫn tập trung đông đội cò vé như xưa. Họ hoạt động mạnh hơn, gặp người nào đi ngang cũng mời mua vé, nhưng chẳng ai đáp lại. Họ gọi xong rồi ngồi đó, ngóng trong vô vọng.
Cò vé ga Sài Gòn gọi khách …vô vọng 1Ba cò vé ngồi trên ghế đá trước sảnh ga Sài Gòn đón khách trong vô vọng.
Khi chúng tôi chuẩn bị vào cổng ga thì bất ngờ có một phụ nữ gầy gò, đen nhẻm ngồi trên vỉa hè đường Nguyễn Phúc Nguyên (P.9, Q.3) vẫy tay lại.
Lúc đến thì câu nói đầu tiên từ người phụ nữ này là: “Khổ quá anh ơi, nếu anh mua vé tàu thì cố gắng giúp tụi em. Đã gần chục ngày nay tụi em chẳng bán được vé nào, thay vì anh mua vé trong ga với số tiền chừng đó, tụi em sẽ bán cho anh đúng số tiền như vậy. Tụi em sẽ đưa anh đến tận ga Biên Hòa. Lúc lên tàu anh trực tiếp thanh toán tiền với nhân viên tàu”.
Chúng tôi từ chối với ý định đến ga có việc, không đi tàu. Người phụ nữ ngồi xuống và cúi gằm mặt.
Mưu sinh và cầu may
Theo ghi nhận của Thanh Niên, đội cò vé không chỉ đứng dọc đường Nguyễn Phúc Nguyên, cổng sân ga mà trong khuôn viên ga còn có một nhóm khác với hơn 6 cò vé lang thang từ đi bộ đến chạy trên những xe gắn máy cà tàng hoạt động. Thấy khách ôm hành lý đi bộ, những người này liền tiếp cận chèo kéo, mời mua vé nhiệt tình.
Nhưng qua quan sát, tất cả những người đến ga đều đã mua vé trước, chỉ đợi đến giờ là lên tàu ra ga Sóng Thần, trung chuyển đến ga Biên Hòa tiếp tục hành trình.
Ngoài ra, tại ghế đá cạnh gốc cây bàng trước sảnh ga Sài Gòn, còn có ba cò vé túc trực ngồi ngóng khách. Gặp khách nào vào ga họ cũng tiếp chuyện niềm nở, hy vọng bán được vài vé, nhưng đều đáp lại bằng cái lắc đầu.
Cò vé ga Sài Gòn gọi khách …vô vọng 3Một phụ nữ ngồi trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (P.9, Q.3) đối diện cổng ga liên tục mời mua vé khi có người đi ngang.
Trong đó, T. 44 tuổi, được xem là cò vé trẻ nhất ở đây. T. cho biết nghề bán vé này không giàu, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
T. kể, quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Khi xưa ở nhà làm ruộng, sau đó được bạn cùng ấp lên TP bán quán ăn rủ theo. T. theo lên bán cơm trên đường Trường Sa (Q.Tân Bình), Làm được thời gian, thấy nhiều người khu vực làm nghề này nên theo làm, rồi lấy chồng cũng sống bằng nghề này luôn.
Tuy nhiên, hai vợ chồng có với nhau được một bé gái thì ly dị. Từ đó T. sống vậy, vẫn tiếp tục làm nghề cò vé nuôi con.
T. kể, cách đây bốn tháng, trong lúc đi làm để xe máy ở phòng trọ bị kẻ gian phá cửa lấy mất. Nhưng may mắn hôm thứ 6 vừa rồi, trong lúc dạo bán vé trong sân ga thì phát hiện chiếc xe của mình bị mất lại nằm trong bãi xe của nhà ga.
T. mới làm thủ tục và đưa giấy tờ xe cho quản lý ga đối chiếu, nhận lại chiếc xe với số tiền giữ tại bãi là 250 ngàn đồng. T cho biết sắp tới nếu không bán được vé thì sẽ tìm một nhà hàng nào gần khu vực trọ, xin làm tạp vụ kiếm tiền gửi về quê cho bà ngoại, lo bé nhỏ 9 tuổi đang đi học.
Qua tìm hiểu, những cò bán vé chợ đen ở ga hầu hết là người già, phụ nữ không còn sức lao động nặng. Họ chọn nghề vé tàu là công việc chính mưu sinh hằng ngày. Có một số người vừa bán vé vừa chơi số đề. Những câu chuyện hằng ngày của họ ở ga xoay quanh chuyện bán vé và bàn luận vào những con số may mắn khiến họ khá hơn vào những buổi chiều sẫm tối.
Chiều 29.3, trong lúc chúng tôi đang ngồi nói chuyện vui vẻ với ba cò vé tại sảnh ga, thì bất ngờ một người phụ nữ tóc ngắn ngang vai, nước da đen nhẻm, chạy trên một chiếc xe máy tàu cũ kĩ, mang mang theo 3 chai nước ngọt Sting tới đưa cho ba cò tại đây, bảo mới vào “nhôm” (ý nói trúng đề) con 34. “Hôm nay tao chiêu đãi”, rồi người phụ nữ vội phóng xe máy chạy tà tà ra cổng ga, mất hút.
Sau một lúc nói chuyện, một cò tên M. tại đây hỏi chúng tôi “ Có mua vé về Đà Nẵng không, chị bán rẻ cho, 700 ngàn ghế nằm, 600 ngàn ghế ngồi cứng. Chị lo cho em xuống tới ga Biên Hòa đi luôn, không qua khâu trung chuyển cho đỡ vất vả”.
Khi hỏi vì sao biết quê Đà Nẵng, cò này hồ hởi nói: “Trời ơi, tụi chị ở đây bao nhiêu năm, tiếp xúc cả triệu người, chỉ cần khách nói hai câu đã biết ở vùng nào, từ Bắc tới Nam. Tụi chị làm ăn ở đây lâu dài, lấy uy tín làm đầu. Nếu lừa khách thì bị cơ quan chức năng xử lý lâu rồi”.
Dù cầu Ghềnh có sập, tàu không có ở sân ga nhưng những người làm cò vé tàu chợ đen (đa phần là phụ nữ lớn tuổi) hiện vẫn lang thang khắp khu vực ga Sài Gòn ngày qua ngày. Họ liên tục bắt chuyện với bất cứ hành khách nào, mời mua vé, dẫu ế nhiều hơn may. Cuộc sống của họ cũng bấp bênh theo nhịp cầu Ghềnh chưa biết khi nào nối lại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.