Phát hiện sao chổi không đuôi đầu tiên

03/05/2016 16:59 GMT+7

Các nhà khoa học đã phát hiện sao chổi không đuôi đầu tiên trong lịch sử thiên văn học, cung cấp thêm nhiều manh mối về sự hình thành và phát triển của hệ mặt trời.

Tờ IB Times ngày 29.4 dẫn nguồn tạp chí Science Advances Friday cho biết sao chổi mang tên Manx, đặt theo tên một loài mèo không đuôi, cấu thành từ một loại đá thường tìm thấy ở gần trái đất. Trong khi hầu hết các sao chổi đều được tìm thấy ở vùng xa xôi của hệ mặt trời, Manx hình thành từ băng đá và các hợp chất đông lạnh.
Thông thường, các sao chổi cùng khu vực với Manx có đuôi sáng khi tiếp cận mặt trời, đó là kết quả của quá trình bốc hơi do nhiệt. Phân tích chuyên sâu cho thấy Manx không phát sáng và thậm chí được hình thành từ đá, tựa như các tiểu hành tinh nằm trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc. Các nhà khoa học muốn tìm thêm những sao chổi tương tự Manx để làm cơ sở lý giải về cách thức cũng như thời gian hệ mặt trời hình thành.
Manx, còn được gọi là C/2014 S3 được phát hiện vào năm 2014 thông qua kính thiên văn Panoramic Survey và mạng lưới thiên văn Pan-Starrs. Việc phát hiện sao chổi Manx bước đầu giúp các nhà khoa học bổ sung và tinh chỉnh mô hình máy tính được dùng để mô phỏng sự hình thành của hệ mặt trời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.