Ở TP.HCM bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

19/04/2016 12:07 GMT+7

Tại TP.HCM hiện nay có rất nhiều người dân ở các địa phương khác đến học tập, làm việc và sinh sống. Vậy để đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu) tại TP.HCM thì cần những yêu cầu gì, thủ tục ra sao?

Tại TP.HCM hiện nay có rất nhiều người dân ở các địa phương khác đến học tập, làm việc và sinh sống. Vậy để đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu) tại TP.HCM thì cần những yêu cầu gì, thủ tục ra sao?

TP.HCM tập trung rất nhiều người ở tỉnh khác đến học tập và làm việc - Ảnh: Vũ PhượngTP.HCM tập trung rất nhiều người ở tỉnh khác đến học tập và làm việc - Ảnh: Vũ Phượng
Đại diện phòng Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Công an TP.HCM (PC 64) cho biết, để giải đáp những vướng mắc của người dân trong việc đăng ký tạm trú và thường trú, ngày 9.9.2014, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 35/2014/TT-BCA về biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Theo đó, đối tượng áp dụng của thông tư này là cơ quan, người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú và cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Cách đăng ký thường trú tại TP.HCM
Cụ thể, để đăng ký thường trú (người dân hay gọi là nhập khẩu) tại TP.HCM thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu) và giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trong đó, trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý và bảo đảm yêu cầu diện tích bình quân là 5 mét vuông/người.
Trường hợp có quan hệ gia đình thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên.
Thông tư 35/2014/TT-BCA về biện pháp thi hành Luật Cư trú - Ảnh chụp màn hìnhThông tư 35/2014/TT-BCA về biện pháp thi hành Luật Cư trú - Ảnh chụp màn hình
Ngoài ra, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: có chỗ ở hợp pháp; có thời gian tạm trú liên tục tại TP từ một 1 năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã; từ 2 năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận.
Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó; nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú (HK09A đối với hộ gia đình, HK09B đối với cá nhân) theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trên và đáp ứng các điều kiện đăng ký thường trú thì người dân có thể đến công an cấp quận, huyện để đăng ký thường trú. Việc đăng ký sẽ được giải quyết trong 15 ngày làm việc.
Cách đăng ký tạm trú tại TP.HCM
Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP; Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
Sau đó, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn để được cấp sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Kiểm tra cư trú

 

Điều 26 chương V của Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú như sau:

1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.