Nơi độc nhất ở Biên Hòa người người lặn ngụp dưới đáy sông tìm sắt

05/01/2017 20:06 GMT+7

Đầu mùa khô, trong cái nắng oi bức, những người “nhái’’ tìm kiếm phế liệu không ngại hiểm nguy, ngụp lặn dưới đáy sông Đồng Nai (đoạn qua TP. Biên Hòa) tìm kế mưu sinh.

Khác với “nghề” tìm phế liệu trên mặt đất, việc rà kiếm sắt vụn dưới đáy sông gặp muôn vàn khó khăn và hiểm nguy rình rập.

tin liên quan

Truân chuyên đời nữ phụ hồ ở Sài Gòn
Những tưởng phụ hồ là công việc của nam giới, nhưng vì mưu sinh, trên những công trình xây dựng, ngày ngày vẫn có các bóng hồng chấp nhận xa quê, xa con, vật lộn cùng xi măng, gạch, đá...
Những người “câu” sắt
Khi “dính câu” thì vây thuyền lại để cho “người nhái” lặn xuống buộc cho thật chặt để kéo lên

"Dụng cụ đơn giản chỉ là cục nam châm mua hơn 2 triệu ở Chợ Lớn (TP.HCM), cột vào sợi dây dù chừng 25 m rồi thả xuống đáy sông. Khi nào có sắt thì tự nó hút vào để mình kéo lên”, ông Lê Văn Nghĩa (62 tuổi, ngụ P.Bửu Hòa, Đồng Nai) chỉ cách “câu” sắt.
Tiếng máy khoan cọc bê tông vừa dứt, công nhân thi công công trình cầu An Hảo bắt qua sông Đồng Nai (TP Biên Hòa) hò reo nghỉ ca trưa cũng là lúc bắt đầu một ngày làm việc mới của đội quân tìm phế liệu dưới sông này.
Đôi chân thoăt thoắt chèo chiếc ghe câu, ông Lê Văn Nghĩa (62 tuổi, ngụ P.Bửu Hòa, Đồng Nai) vừa rà rà sợi dây dù có cục nam châm đang chìm ở dưới đáy sông. Đi được hơn 10m, ông Nghĩa hì hục vội kéo lên thanh sắt nặng chừng 3kg cười tươi vì trúng lớn.
Sau khi tháo thành quả đầu tiên trong ngày ra khỏi cục nam châm, ông Nghĩa tiếp tục buông sợi dây xuống sông chèo vòng lại vào gần hơn mố cầu, nơi công trình đã nghỉ làm tiếp tục tìm kiếm. Ông Nghĩa cho biết, trước đây làm nghề câu tôm dọc sông Đồng Nai nhưng từ khi công trình cầu An Hảo khởi công (ngày 30.12.2015), ông theo mấy đứa cháu trong xóm đi rà sắt kiếm thêm thu nhập.
"Dụng cụ đơn giản chỉ là cục nam châm mua hơn 2 triệu ở Chợ Lớn (TP.HCM), cột vào sợi dây dù chừng 25 m rồi thả xuống đáy sông. Khi nào có sắt thì tự nó hút vào để mình kéo lên”, vừa làm ông Nghĩa vừa lý giải. Ông Nghĩa cho biết do sức khỏe yếu, mới vào nghề chừng 2 tuần nên chưa có kinh nghiệm, mỗi ngày chỉ kiếm được mấy chục kg sắt vụn. "Tôi chỉ rà rà trên thuyền vậy thôi, chứ có cục sắt lớn nào mà kéo không lên là phải nhờ người ta lặn xuống", ông Nghĩa nói.

tin liên quan

Mưu sinh trong đêm ở Sài Gòn
Đêm Sài Gòn cuối năm trở lạnh, đâu đó sau góc khuất của sự hào nhoáng, hoa lệ là những mảnh đời, cuộc mưu sinh ngổn ngang với cuộc sống ngày mai không biết ra sao.
Đi cạnh ông Nghĩa là thuyền của anh Nguyễn Văn Ty (28 tuổi), người được xem là đầu tàu của đội quân lặn tìm phế liệu khu vực này. Dù còn khá trẻ nhưng Ty trang bị nhiều dụng cụ lặn để phòng khi những thanh sắt lớn "dính câu". Ngoài việc lấy sắt cho bản thân, Ty còn xuất chiêu lặn xuống nước giúp cho người khác cột lại “chiến lợi phẩm’’ cho chắc chắn rồi mới trồi lên được mặt nước. Những thanh sắt sau đó được kéo lên mặt nước một cách an toàn. "Lặn xuống độ sâu chừng 7-8 m, ngoài ù tai thì giẫm đạp sắt dẫn đến chảy máu là chuyện không thể tránh khỏi", Ty bộc bạch.
Khác với ông Nghĩa và nhiều thuyền rà sắt khác, Ty luôn kiên trì với một số vị trí được người thợ lặn này “điểm mặt” sẽ có sắt lớn. Những lúc như vậy, thường phải có 3-4 thuyền tụm lại để giữ vị trí cho Ty lặn xuống kiểm tra rồi bàn phương án đưa sắt lên khỏi mặt nước. "Những thanh sắt lớn kéo không nổi thì chúng tôi cột nó vào can nhựa để kéo về", Nam, một thợ lặn trẻ tiết lộ.
Chiến lợi phẩm” sau một ngày lao động
Trả công bằng sắt
Với nghề rà phế liệu dưới đáy sông, khu vực thi công các công trình cầu luôn được xem là "mỏ vàng" thu hút dân tìm kiếm phế liệu. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chứa đựng nhiều hiểm nguy nhất khi sắt công trình thường rớt xuống. "Ngày trước thi công cầu Ghềnh chúng tôi cũng lặn nhưng chẳng có bao nhiêu. Nay thi công cầu An Hảo, công nhân hay làm rớt ốc vít, thanh sắt nhỏ...nên cả nhóm ngày nào cũng lên đây rà kiếm", Ty bộc bạch.
Ngoài việc rà kiếm bằng nam châm, mỗi khi công trình rớt dụng cụ quan trọng xuống sông điều nhờ đến đội thợ lặn này giúp đỡ. "Khi rà kiếm ngoài xa, thấy công nhân kêu í ới vào là biết rớt đồ. Mỗi lần lặn như vậy chúng tôi không hề lấy tiền, họ thấy thương nên sắt vụn không làm nữa thì cho chúng tôi như trả công", ông Nghĩa nói.
Không chỉ có các công trình xây dựng, những nơi khu vực bốc xếp hàng ở cảng khu công nghiệp, sà lan neo đậu cũng được các "thợ săn" này lui tới. Có những lúc công trình cầu làm căng do sợ nguy hiểm thì chúng tôi dịch chuyển về những nơi khác.
Mỗi ngày các thợ lặn thường làm thường rơi vào những lúc công trình ngừng thi công, đến chiều họ tập hợp về một điểm để bán sắt vụn cho lái buôn với giá 4.000 đồng/kg. "Trừ xăng dầu chạy thuyền ra thì mỗi ngày, người kiếm được trung bình 200.000 đồng. Ngày nào may mắn có sắt lớn cũng kiếm khoảng 500.000 đồng", một người lặn bộc bạch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.