Những nữ thợ xây 'bán' tuổi thanh xuân cho con cái được học hành

27/07/2017 15:16 GMT+7

Bán tuổi xuân, nhan sắc của mình cho nắng, cho gió, cho cả sự hiểm nguy rình rập, những 'đóa hoa công trình' chấp nhận tất cả để tìm miếng cơm manh áo, chăm lo cho con cái học hành.

Những ngày đầu hè, chúng tôi đến các công trình xây dựng tại TP.HCM để ghi lại những hình ảnh, câu chuyện về họ - những người phụ nữ chân yếu tay mềm “tha phương cầu thực” làm nghề thợ xây.
VIDEO: Nhọc nhằn đời nữ thợ xây 
Theo tiếng gọi công trình
Có nhiều lý do để chị em đến với nghề thợ xây – cái nghề thường chỉ dành cho nam giới. Người vì không tìm được việc, nên đánh liều làm đại nghề này. Người theo chồng, chồng làm thợ xây rồi mình theo làm “cu li”, dần thành thợ.
Chị Võ Thị Hồng là một trong những trường hợp như vậy. Chị quê ở Kiên Giang, chồng làm thợ xây. “Chồng đâu thì mình đó. Chồng lên TP.HCM làm thợ, mình cũng đi theo chứ biết sao bây giờ ”, chị Hồng nói. Tính đến nay, chị Hồng đã đến với nghề thợ xây được hơn 20 năm. Ban đầu chị là một thợ phụ công trình, làm thủ thứ chuyện: bẻ sắt, trộn hồ… Dần dần “nghề dạy nghề”, chị thành thợ chính.

tin liên quan

Tiếng chổi đêm ở Sài Gòn
Đêm xuống, bên dòng xe và người hối hả ở TP.HCM, những anh chị công nhân vệ sinh môi trường vẫn cần mẫn với công việc của mình để đường phố sạch đẹp.

Nhọc nhằn như nữ… thợ xây 1
Nhọc nhằn như nữ… thợ xây 2
Chị Hồng ở Kiên Giang đang làm việc 
“Tay chân bẻ đai, cắt sắt riết chai hết rồi. Giờ hết sợ xấu rồi, nhan sắc của mình thôi kệ đi”, chị Hồng nói. “Làm vầy hoài không chịu nổi, ráng kiếm mớ vốn rồi về hưu. Chị đang bị hở xương, bác sĩ nói phải mổ bắt inox vô nhưng chị không làm được”, chị Hồng nói thêm.
“Hồi đầu đến với nghề cũng “bầm dập” dữ lắm. Làm xong đêm về nhức mình ngủ không được đâu. Nhưng làm riết rồi quen. Bây giờ giật mình nhìn lại, thấy mất hết tuổi xuân. Rồi thấy mình “tàn” quá. Có đêm cũng tủi thân, khóc một mình nhưng vì chồng, vì con thì đành chịu”, chị Hồng cho biết.
Chị Kiều Trang, quê ở Cần Thơ do không tìm được việc, nên bất đắc dĩ “theo tiếng gọi công trình”. “Chấp nhận bán sức, bán “sắc”, chịu khổ để có tiền cho con cái học hành. Cực cũng phải ráng. Mình không chịu cực thì con mình khổ”, chị Trang tâm sự.
Nỗi buồn nơi phố thị
Không chỉ gặp khó khăn trong công việc, trong chuyện sinh hoạt ăn ở, chị em cũng gặp nhiều bất tiện. “Cuộc sống tập thể, phải rày đây mai đó, ăn ở theo công trình, nhiều lúc cũng thấy nản lắm nhưng bỏ hổng được. 2 đứa con đang gửi ở quê với bà ngoại, giờ nghỉ làm là đói nhăn răng. Có những hôm, vô tình thấy gia đình người ta sum họp, vui vẻ mình cảm thấy bùi ngùi. Những lúc như vậy, mình thường hay gọi điện thoại để nói chuyện với con cho đỡ nhớ”, chị Trang tâm sự.

tin liên quan

Con gái với "nghề con trai"
Quệt mồ hôi, chăm chỉ nhặt từng con chíp điện tử nhỏ; loay hoay với mô-tơ điện hoặc đo đồng hồ điện kế, thỉnh thoảng giật mình bởi tiếng nổ do chập điện từ những "phát minh, sáng kiến" cá nhân. Đó không còn là chuyện "lạ thường" đối với các bạn gái ngày nay nữa. Hình ảnh phụ nữ quanh quẩn với bếp núc, với nữ công gia chánh đang dần được thay thế bằng nhiều vị trí mới trong xã hội hiện đại, trong đó có những ngành nghề liên quan đến điện đóm, máy móc... chị em ta cũng góp phần tham gia và điêu luyện không thua gì cánh mày râu.

Nhọc nhằn như nữ… thợ xây 3
Nhọc nhằn như nữ… thợ xây 4
Nhọc nhằn như nữ… thợ xây 5
Người mặc áo xám là chị Phượng ở Kiên Giang
Còn chị Kim Phượng thì cho biết: “Thương con đành đem con theo. Mình làm công trình vất vả đủ bề, mang con nhỏ theo càng khó khăn hơn. Nhiều lúc cũng muốn về quê sống lắm, nhưng bây giờ thì chưa được. Để cố làm, sau này dành dụm được số vốn rồi mới về dưới sống được”.
“Thường theo công trình, chị em phải làm quanh năm, muốn về quê cũng khó. Có người mỗi năm chỉ về được 1, 2 lần. Đám tiệc người thân cũng năn nỉ xin “cho qua”. Hai vợ chồng ráng làm cho con có tương lai, được đi học đại học, chứ mình theo nghề này, đời mình coi như hết rồi”, chị Kiều Trang nói.
“Mới bắt đầu theo nghề cũng gặp khó khăn lắm, phải đi cầm giấy chứng minh nhân dân, lấy 50.000 đồng để mua đồ ăn vì thầu xây dựng chưa dám cho ứng lương. Khổ lắm, mỗi ngày chỉ dám mua 2.000 đồng da heo kho ăn. Còn ông chồng mình nhiều lúc thèm thuốc lá phải đi nhặt tàn thuốc dư của người ta hút đỡ”, một nữ thợ xây cho biết.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.