Lời giải nào cho học sinh giỏi?

11/08/2015 11:27 GMT+7

Trong khi nhiều thí sinh vừa đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia đang đứng trước sự chọn lựa nên nộp hồ sơ vào trường nào để có thể đạt được nguyện vọng thì cũng không ít em “đau đầu” trước câu hỏi: “Làm sao đủ tiền để đặt chân vào các trường đại học trong suốt những năm học sắp tới?”.

Trong khi nhiều thí sinh vừa đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia đang đứng trước sự chọn lựa nên nộp hồ sơ vào trường nào để có thể đạt được nguyện vọng thì cũng không ít em “đau đầu” trước câu hỏi: “Làm sao đủ tiền để đặt chân vào các trường đại học trong suốt những năm học sắp tới?”.


Làm sao đủ kinh phí trang trải cho những năm đại học là một câu hỏi đau đầu với các học sinh giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh minh họa: Hiển Cừ
 
Được đặt chân vào các trường đại học, nhất là các trường “tốp trên” là khát vọng của nhiều thí sinh vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phải thí sinh nào cũng toại nguyện với niềm mong ước ấy, dù điểm thi của những em này không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đơn giản vì gia đình của nhiều em quá nghèo. Lo cái ăn từng bữa đã mướt mồ hôi, nói gì đến chuyện mỗi tháng phải tốn của bố mẹ 2-3 triệu đồng. Đây là số tiền quá sức đối với một gia đình nghèo ở nông thôn hiện nay.
Em Kiều Quốc Sang, học sinh Trường THPT Ba Gia (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là một trong 4 thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất nước với số điểm “trong mơ”: toán 10, hóa 10, sinh 9,25. Gia đình Sang chỉ biết bám vào hai sào ruộng và hai con bò. Bốn miệng ăn nhưng nguồn thu nhập cả nhà chỉ dựa vào từng ấy thì rất khó để bố mẹ em có thể xoay ra 2-3 triệu mỗi tháng mà gửi cho con trong suốt 6 năm, cho đến khi Sang thành bác sĩ.
Tương tự như Sang, người mẹ hay đau ốm của hai đứa con song sinh Trịnh Thị Khánh Linh và Trịnh Thị Phương Trinh quê Tịnh Giang, H.Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cũng không biết lấy đâu ra tiền để hai chị em có thể bước chân vào hai trường Đại học Bách khoa và Kỹ thuật Y dược tại Đà Nẵng như nguyện vọng của hai em.
Em Hà Phước Hậu, quê huyện Điện Bàn (Quảng Nam) cũng là một trường hợp tương tự.
Trong những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông, các trường hợp “nhà nghèo, học giỏi” như những em kể trên là rất nhiều. Điểm thi của các em này đều trên 26 điểm, có thể “ứng thí” vào các trường đại học tốp đầu mà không sợ trượt. Tuy nhiên, các em ấy sẽ vĩnh viễn dừng lại trước các cổng trường đại học mà mình mơ ước nếu không được sự tiếp sức của nhà nước và các tổ chức xã hội để các em có đủ kinh phí theo hết chương trình đại học sắp tới.
Cũng trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp, các quỹ khuyến học, các nhà hảo tâm cũng đã có những nghĩa cử rất đáng trân trọng khi họ đến thăm một số gia đình có con em học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn để “hà hơi” cho các em. Nhưng số tiền “tiếp sức” ấy cũng chỉ dừng lại ở mức “giúp ngặt” chứ chưa thể đảm bảo chắc chắn để số học sinh học giỏi nhưng nhà nghèo này có thể thực hiện được ước mơ của mình. Các em có thể giải được bài toán khó nhất để đạt được số điểm tuyệt đối trong kỳ thi vừa rồi nhưng không thể giải được bài toán khó nghèo của đời mình.
Có quá nhiều quỹ đang tồn tại hiện nay, kể cả quỹ khuyến học nhưng không một quỹ nào có tính bền vững để đồng hành cùng các em trong suốt những năm đại học sắp tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.