Lãng phí sân vận động tiền tỉ - Bài 3: Vênh nhau giữa quy hoạch và nhu cầu sử dụng

23/07/2015 08:33 GMT+7

Đánh giá về sự lãng phí các sân vận động (SVĐ) ở tuyến huyện hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng do quy hoạch không phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đánh giá về sự lãng phí các sân vận động (SVĐ) ở  tuyến huyện hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng do quy hoạch không phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Những SVĐ tuyến huyện bỏ không trong khi các trường ĐH vẫn thiếu nơi hoạt động TDTTNhững SVĐ tuyến huyện bỏ không trong khi các trường ĐH vẫn thiếu nơi hoạt động TDTT - Ảnh: Nam Anh

Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Phòng thể thao quần chúng thuộc Sở VH - TT - DL Hà Nội cho rằng, việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng các SVĐ thể thao ở các địa phương là cần thiết. “Việc khai thác thiếu hiệu quả như hiện nay là do chưa có cơ chế, cách làm phù hợp, dẫn đến lãng phí”, vị cán bộ này khẳng định.

Tuy nhiên, theo TS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP.Hà Nội, sự lãng phí trong quá trình khai thác sử dụng như hiện nay là do có sự vênh nhau với kế hoạch sử dụng. Cụ thể là tầm nhìn của quy hoạch xa hơn là nhu cầu sử dụng của người dân. TP.Hà Nội cũng từng nêu ra vấn đề này nhiều lần là xây dựng vượt quá nhu cầu thực tế. Dù vậy, cách giải quyết sự lãng phí này chỉ là các giải pháp tạm thời chứ chưa có phương án nào thiết thực để phát huy đúng chức năng vốn có của các trung tâm TDTT ngoại thành.

Chồng chéo quy hoạch

TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, ở nước ta ngoài quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển tỉnh... còn có quy hoạch ngành. “Do vậy, hiện đang có tình trạng chồng chéo quy hoạch, thậm chí là loạn quy hoạch rất dễ gây lãng phí, cái cần thì không có, cái có thì không cần. Việc đồng ý cho làm những SVĐ hàng chục tỉ ở huyện nhưng chẳng mấy khi dùng, sử dụng sai mục đích là lỗi của lãnh đạo TP.Hà Nội, ngành thể thao”, ông Liêm nói. Theo ông Liêm, cơ quan có thẩm quyền đã không ý thức được khi phê duyệt xây dựng những dự án dạng như Trung tâm TDTT ở cấp huyện có cần hay không ở thời điểm này đến vài năm nữa. Bây giờ đã lỡ xây rồi thì phải có biện pháp kết hợp với các trường ở gần SVĐ để khai thác cho đúng công năng của trung tâm TDTT.

Cũng theo ông Liêm, kinh nghiệm ở nhiều nước đã làm là thường kết hợp xây các SVĐ vùng ngoại ô kết hợp với các trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng… để dùng chung. “Như vậy, vừa tận dụng được cơ sở vật chất vừa tiết kiệm được chi phí hoạt động cho SVĐ. Kết hợp với các trường học thì vừa có người sử dụng thường xuyên, học sinh có cơ sở vật chất tốt để luyện tập thể thao, còn khi có các giải đấu hay các hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện vẫn có thể tổ chức bình thường. Mặt khác, tận dụng được nhân lực quản lý ở các trường để quản lý luôn SVĐ này, đỡ phải mất nhiều tỉ đồng trả lương cho nhân viên quản lý, vận hành các SVĐ cấp huyện như hiện nay”, ông Liêm nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.