Gắn biển di tích nhà thờ họ Lê Sỹ

02/06/2014 10:02 GMT+7

Sáng qua 1.6, lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã được chính quyền xã Tân Ninh, H.Triệu Sơn (Thanh Hóa) cùng hậu duệ của danh nhân Lê Ngọc Toản (sinh năm 1844) tổ chức trọng thể tại địa phương.

Sáng qua 1.6, lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã được chính quyền xã Tân Ninh, H.Triệu Sơn (Thanh Hóa) cùng hậu duệ của danh nhân Lê Ngọc Toản (sinh năm 1844) tổ chức trọng thể tại địa phương.

Danh nhân Lê Ngọc Toản từng làm quan Tri phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1885, cụ  được Vua Hàm Nghi cử làm Tán tương quân vụ, lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp ở H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

Khi bị quân Pháp đàn áp dã man, cụ Lê Ngọc Toản vẫn kiên cường lãnh đạo nghĩa quân đánh trả.

Chỉ tới lúc quân Pháp tàn sát dân chúng quá tàn bạo, cụ mới ra điều kiện cho Pháp: không được đàn áp nhân dân, không được đốt phá nhà cửa của dân và không được truy bắt những người tham gia nghĩa quân thì sẽ chấp nhận ngưng súng và đầu hàng. Sau này, lịch sử đã minh oan cho cụ.

Tiếp nối chí cha, các con cháu cụ cũng tiếp tục tham gia phong trào chống Pháp và canh tân đất nước, được quê hương ghi nhận.

Quốc Phong

>> Đàn m hồn được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
>> Bảo tồn các di tích lịch sử-văn hóa ở Phú Quốc
>> Tam vị Tản Viên Sơn Thánh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
>> Nam Định: Sẽ đề nghị UNESCO công nhận khu di tích lịch sử-văn hóa thời Trần là di sản thế giới
>> Người đào núi tìm kho báu vua Hàm Nghi đã chết
>> Chum cổ có liên quan đến kho báu vua Hàm Nghi ?
>> Gần 30 năm tìm kho báu của Vua Hàm Nghi: Nguyễn Hồng Công "đã chạm vào cửa kho báu"?
>> Lỡ cơ hội mua bức tranh của vua Hàm Nghi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.