Đạm Cà Mau: Hành trình 1 triệu tấn đến với nông dân

26/07/2013 09:59 GMT+7

Chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên vào ngày 29.1.2012, chưa đầy 1,5 năm sau đó, Nhà máy Đạm Cà Mau - dự án tâm huyết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuẩn bị cán mốc 1 triệu tấn vào cuối tháng 7.2013 này.

Chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên vào ngày 29.1.2012, chưa đầy 1,5 năm sau đó, Nhà máy Đạm Cà Mau - dự án tâm huyết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuẩn bị cán mốc 1 triệu tấn vào cuối tháng 7.2013 này.

Trong khi nhu cầu phân đạm phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả nước là 2,2 triệu tấn/năm thì sản lượng 1 triệu tấn là dấu mốc quan trọng, khẳng định vị thế của Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) về cung ứng phân bón, góp phần giải quyết triệt để tình trạng thiếu phân bón trên thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Không chỉ vậy, PVCFC còn tạo nên tiếng vang trong ngành sản xuất phân bón bởi 100% đội ngũ kỹ sư, chuyên gia vận hành là người Việt Nam, đã và đang làm nên thương hiệu “Hạt Ngọc Mùa Vàng”.

 

Thời gian tới, cùng với việc duy trì, đẩy mạnh các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để bà con được tiếp cận, sử dụng sản phẩm phân bón urê hạt đục một cách thuận lợi với giá cả phải chăng nhất, PVCFC sẽ đặc biệt quan tâm, chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc PVCFC

Đồng hành cùng nông dân

Đạm Cà Mau có nhiều tính năng nổi trội như: hạt đạm chậm phân giải giúp cây trồng từ từ hấp thu dinh dưỡng, cây trồng khi bón Đạm Cà Mau xanh bền và tiết kiệm phân, cỡ hạt đồng đều, không mạt nên dễ rải và dễ phối trộn... Do đó trở thành sự lựa chọn tin cậy của bà con nông dân khu vực ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất nước. Tính đến thời điểm này, Nhà máy Đạm Cà Mau đã cung ứng 1 triệu tấn sản phẩm urê chất lượng cao cho ĐBSCL và các khu vực khác, giúp bà con nông dân bớt đi nỗi lo về tình trạng khan hàng, sốt giá hằng năm.

Chiến lược phát triển dài hạn mà PVCFC hướng đến là luôn đồng hành với nông dân trong lợi ích cũng như khó khăn. Khảo sát thực tế tại các tỉnh trọng điểm trồng lúa cho thấy, tỷ lệ sử dụng Đạm Cà Mau hiện nay rất cao. Đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, doanh số bán hàng chưa phải là mục tiêu hàng đầu, mong muốn lớn nhất của PVCFC là hoàn thành sứ mệnh của mình: Trở thành nhà sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất trên nền tảng công nghệ hóa dầu, phục vụ ngành nông nghiệp, cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần thay đổi và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường, đem lại lợi ích hài hòa cho chủ đầu tư, khách hàng, người lao động và thực hiện tốt trách nhiệm đối với cộng đồng.

Để thực hiện sứ mệnh này, kể từ khi công trình Nhà máy Đạm Cà Mau hoàn thành và đi vào hoạt động cho đến nay, nhà máy luôn vận hành 100% công suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành bình ổn, hỗ trợ nông dân tăng hiệu quả sản xuất, đáp ứng mong mỏi của Đảng và Nhà nước giao phó là góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước và bình ổn giá phân bón trên thị trường.

Đạm Cà Mau: Hành trình 1 triệu tấn đến với nông dân
Đạm Cà Mau xuất hàng tấp nập - Ảnh: Kim Anh

Nguồn nhân lực - bí quyết thành công

Với một nhà máy sử dụng các quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến, hệ thống thiết bị phức tạp, Nhà máy Đạm Cà Mau đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, PVCFC đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển công ty, trong đó công tác đào tạo, cung cấp chuyên gia hỗ trợ vận hành, sản xuất là một định hướng quan trọng.

Ngoài việc đảm bảo vận hành nhà máy liên tục, ổn định 100% công suất thiết kế, mỗi ngày cung cấp ra thị trường trên 2.385 tấn đạm, PVCFC còn chú trọng hoàn thành việc đào tạo nội bộ cho các kỹ sư, công nhân để có thể tự chủ vận hành, không phải thuê chuyên gia ngay sau khi nhận bàn giao nhà máy từ tổng thầu. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tích cực xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện đề tài, sáng kiến kỹ thuật, tập trung nghiên cứu tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên tục phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các loại cây trồng.

Sau ca trực sản xuất để làm nên những “Hạt Ngọc Mùa Vàng”, đêm đêm ánh đèn điện vẫn sáng đến tận khuya trong nhiều căn phòng khu nhà tập thể của nhà máy. Nơi đó có rất đông cán bộ, kỹ sư, công nhân viên đang tranh thủ thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là ngoại ngữ để tiếp tục chiếm lĩnh, làm chủ tri thức và  khoa học, công nghệ. Tinh thần và thái độ tự giác, miệt mài, cần mẫn ấy chính là minh chứng cụ thể và thiết thực về bản lĩnh Việt của những con người “đi tìm lửa”, những người làm nên thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng”.

Đạm Cà Mau: Hành trình 1 triệu tấn đến với nông dân
Ngày càng nhiều nông dân tin dùng sản phẩm Đạm Cà Mau - Ảnh: Kim Anh

Tự hào “Hạt Ngọc Mùa Vàng”

Đạt được những thành công bước đầu như ngày hôm nay, PVCFC đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt. PVCFC kiên định mục tiêu hết sức áp lực đó là phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất dầu khí. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo công ty tin tưởng tuyệt đối vào sự đoàn kết, ý thức trách nhiệm, sự cố gắng nỗ lực và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ gần 800 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia vận hành, CNVC và người lao động đang từng ngày, từng giờ xây dựng và khẳng định giá trị của thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng”.

Trong niềm vui mừng phấn khởi chuẩn bị đón tấn sản phẩm thứ 1 triệu, Tổng giám đốc PVCFC Lê Mạnh Hùng cho biết: Để Đạm Cà Mau tiếp tục là sự lựa chọn lâu dài của bà con nông dân, mang đến nhiều mùa vàng bội thu, hiện thực hóa giấc mơ làm giàu của người nông dân một nắng hai sương, thời gian tới cùng với việc duy trì, đẩy mạnh các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để bà con được tiếp cận, sử dụng sản phẩm phân bón urê hạt đục một cách thuận lợi với giá cả phải chăng nhất, PVCFC sẽ đặc biệt quan tâm, chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi đây chính là cái gốc, là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng” từng bước được khẳng định và bay xa đã mang đến niềm vui lớn cho nền nông nghiệp cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngân sách, cải thiện đáng kể diện mạo và đời sống của người dân tỉnh Cà Mau - mảnh đất cuối cùng cực Nam Tổ quốc.

Việc đạt mốc sản xuất, kinh doanh 1 triệu tấn sau gần 1,5 năm đi vào vận hành của Đạm Cà Mau mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là kết quả của việc duy trì sản xuất ổn định, an toàn ở công suất cao; thể hiện rõ nét năng lực tổ chức, quản lý vận hành của cán bộ, công nhân tại nhà máy; qua đó khẳng định niềm tin và sự tín nhiệm của bà con nông dân đối với thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng”.

Kim Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.