Các yếu tố nguy cơ và chẩn đoán xác định loãng xương

26/11/2014 08:32 GMT+7

1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương:

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... vì vậy, khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

- Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

- Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp. 

- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.

- Bị mắc một số bệnh: thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ  (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mãn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein… ảnh hưởng chuyển hoá canxi và sự tạo xương, bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.

- Cần sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

2. Chẩn đoán xác định

 

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước (số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: vanphuocclinic@gmail.com, bacsicuaban.tn@gmail.com hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA:

+ Xương bình thường: T score từ  - 1SD  trở lên. 

+ Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới  - 1SD  đến - 2,5SD.

+ Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới  - 2,5SD.

+ Loãng xương nặng: T score dưới - 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương 

Trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương: có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gẫy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và X-quang: đau xương, đau lưng, gẫy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao…

BS.CK1 Đặng Ngọc Khánh Dung, Chuyên khoa Nội xương khớp, Y - Nha khoa Vạn Phước

>> Nguy cơ loãng xương ở nam giới
>> Bệnh loãng xương
>> Phòng ngừa nguy cơ loãng xương cho thai phụ
>> Đối phó cơn đau do loãng xương không cần thuốc
>> Dấu hiệu cảnh báo loãng xương
>> Cách hiệu quả chữa loãng xương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.