Nguy hiểm rình rập từ các ao, giếng trữ nước

09/05/2017 08:33 GMT+7

Hầu hết các ao, giếng có độ sâu từ 5 - 10 m, nằm trong khu vực nương rẫy, sát khu dân cư nhưng không được che chắn, cắm biển cảnh báo.

Hầu hết các ao, giếng có độ sâu từ 5 - 10 m, nằm trong khu vực nương rẫy, sát khu dân cư nhưng không được che chắn, cắm biển cảnh báo.
Như ao chứa nước của gia đình ông Pinăng Hùng, ở thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, H.Bác Ái, rộng hơn 50 m2, sâu hơn 8 m, nằm phía trước hiên nhà nhưng không có rào chắn. Ông Hùng cho rằng do gia đình đã biết ao sâu phải tránh nên không cần phải rào chắn, gắn biển cho tốn kém (!).
Theo thống kê sơ bộ của H.Ninh Hải, hiện có gần 100 ao trữ nước và hơn 900 giếng đào không được che chắn tập trung tại khu vực nương rẫy ở xã Nhơn Hải và Vĩnh Hải. Sau những cơn mưa đầu năm 2017, ao, giếng đã biến thành các hồ nước sâu từ 5 - 10 m, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân, nhất là những trẻ đi chăn dê, cừu.
Ông Đỗ Anh Quân (ở xã Nhơn Hải, H.Ninh Hải) cho biết do địa phương không có hệ thống thủy lợi nên hầu hết bà con chủ động đào ao, giếng trữ nước để phục vụ sản xuất. Giếng nhà ông Quân được đào ở giữa nương rẫy, có đường kính gần 7 m, sâu 10 m nhưng chỉ che chắn tạm bợ, không có biển báo nguy hiểm. Theo ông Quân, hầu hết người dân đào giếng chỉ xây thành cao khoảng 0,5 m quanh miệng giếng chứ không ai làm nắp đậy.
Hầu hết các giếng đào có đường kính từ 5 - 8 m, sâu hơn 10 m, nên người hoặc gia súc lỡ bị rơi xuống đều không thể tự thoát thân, đặc biệt là vào ban đêm. Vào đầu năm 2016, đã có tai nạn chết người từ giếng đào không có nắp đậy ở P.Mỹ Bình, TP.Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận). Nạn nhân là L.V.L (18 tuổi, ngụ TP.Phan Rang-Tháp Chàm) tử vong vào lúc 22 giờ ngày 16.1.2016 do rơi xuống giếng ở khu vực nương rẫy P.Mỹ Bình.

tin liên quan

Nghiêm cấm lấn chiếm đất hành lang trên bờ sông, kênh rạch
Tại quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TP.HCM vừa ban hành, tùy điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho các tổ chức, cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ.
Ông Lê Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung, cho biết trong mùa khô năm 2015 - 2016, địa phương đã tổ chức đào 7 ao và nạo vét thêm 30 ao, hồ chứa nước dọc con suối cạn để phục vụ sản xuất, chăn nuôi cho người dân. Theo ông Dương, sau những cơn mưa, nước đổ về kéo theo bùn đất sang lấp các ao hồ này. Riêng những ao hồ nằm trong khu vực trang trại, nương rẫy, địa phương đã tổ chức vận động người dân che chắn, cắm biển cảnh báo để hạn chế tai nạn.
Còn ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, cho biết sau những cơn mưa đầu năm 2017, các ao chống hạn đã biến thành các hồ chứa nước có độ sâu từ 5 - 10 m, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân. “Để tránh nguy hiểm, sắp tới địa phương sẽ tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại những ao, hồ chứa nước; đồng thời thông báo trên loa phát thanh để người dân cảnh giác”, ông Nam nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.