Người vô cảm đã biết đau

27/12/2015 08:04 GMT+7

Theo tờ The Washington Post , một phụ nữ 39 tuổi ở Anh đã mắc một tình trạng bẩm sinh khiến cô không hề cảm thấy bất kỳ đau đớn nào trong suốt 39 năm qua.

Theo tờ The Washington Post, một phụ nữ 39 tuổi ở Anh đã mắc một tình trạng bẩm sinh khiến cô không hề cảm thấy bất kỳ đau đớn nào trong suốt 39 năm qua.

Tìm được giải pháp để “biết” đau, nghĩa là cũng có cách để hạn chế cơn đau - Ảnh: ShutterstockTìm được giải pháp để “biết” đau, nghĩa là cũng có cách để hạn chế cơn đau - Ảnh: Shutterstock
 Tuy nhiên, nhờ một loại thuốc được kê đơn điều trị nghiện ma túy, tên naxalone, người này đã có thể trải nghiệm cơn đau đầu tiên trong đời khi bị chiếu chùm tia laser nóng lên da, theo kết quả nghiên cứu của Đại học Cao đẳng London (Anh) đăng tải trên chuyên san Nature Communications.
Mỗi năm trên thế giới lại có một số cá thể chào đời mang theo đột biến gien bẩm sinh, làm nghẽn mạch “các kênh ion” trong hệ thống dây thần kinh chịu trách nhiệm tạo cảm giác đau. Trẻ nhỏ mắc hội chứng này cần phải được chăm sóc hết sức đặc biệt vì chúng có khuynh hướng nhai nát môi, ngón tay, ngón chân do không biết đau; trong khi trẻ bập bẹ nói chuyện đối mặt với nguy cơ tự gây hại cho bản thân mà không hề hay biết khi thực hiện các hành động như đập, va chạm với đồ vật có bề mặt bén, rắn hoặc nóng như bàn ủi, dao kéo...
“Sau một thập niên thí nghiệm thất bại, giờ đây chúng tôi đã xác định Nav1.7 thật sự là yếu tố chủ chốt giúp con người có cảm giác đau”, theo trưởng nhóm là Giáo sư John Wood. Đối tượng trong cuộc nghiên cứu là một phụ nữ bị di truyền đột biến ở gien gây tác động “khóa” kênh ion gọi là Nav1.7, có công dụng chở theo các ion muối chạy dọc màng thần kinh, cho phép truyền các tín hiệu đau đến não. Chuột thí nghiệm được điều chỉnh theo hướng thiếu gien Nav1.7 cũng không cảm giác được đau đớn. Điều này cho phép giới khoa học phát triển một mô hình mẫu trên động vật mang theo hội chứng bệnh ở người, và trong quá trình nghiên cứu hứa hẹn có thể giúp tìm ra một phương pháp mới nhằm điều trị tình trạng đau nhức mạn tính.
Cụ thể, các chuyên gia hy vọng sẽ tìm được biện pháp bắt chước hiệu ứng gây nghẽn kênh ion bằng cách vô hiệu hóa ảnh hưởng của gien Nav1.7. Bên cạnh việc sử dụng các chất gây cản trở hoạt động của gien này, các bác sĩ chỉ cần kê thêm một hàm lượng thấp chất giảm đau là có tác dụng, theo Giáo sư Wood. 
Nhóm chuyên gia Anh hy vọng đến năm 2017 có thể thu hoạch kết quả từ cuộc thử nghiệm ở người, từ đó bắt đầu cân nhắc các tổ hợp thuốc cần kê đơn nhằm giảm tình trạng đau đớn của hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.