Người Việt mua nhà ở Mỹ - Kỳ 2: Khách mua kiện chủ bán

Trừ phi có cả núi tiền mặt trong ngân hàng. Còn nếu không, bạn chẳng việc gì phải mua một căn nhà cả.

Trừ phi có cả núi tiền mặt trong ngân hàng. Còn nếu không, bạn chẳng việc gì phải mua một căn nhà cả.

Leasing office - khu nhà này được xây dựng từ những năm đầu của thập niên 1960 - Ảnh: Nguyễn Hữu TàiLeasing office - khu nhà này được xây dựng từ những năm đầu của thập niên 1960 - Ảnh: Nguyễn Hữu Tài
Trước cuộc khủng hoảng nhà đất, chính phủ và ngân hàng khuyến khích những người không đủ điều kiện vay tiền mua nhà bằng việc sáng tạo ra nhiều cách cho vay dưới chuẩn (subprime loan), cho vay với dữ liệu cá nhân hạn chế (chương trình Alt-A), giấy nợ được bảo đảm bằng tài sản (CDO- collateralized debt obligation).
Ra đường hàng loạt
Người mua không cần chứng minh tài chính một cách rõ ràng nhưng vẫn có thể sở hữu một căn nhà, nhiều khi quá sức với họ.
Trừ phi có cả núi tiền mặt trong ngân hàng. Còn nếu không, bạn chẳng việc gì phải mua một căn nhà cả
Tỷ phú Grarnt Cardone
Khi bùng phát xây dựng dẫn đến lượng cung quá nhiều mà giá tăng cao, công việc lại không ổn định, người mua nhà gặp khó khăn trong việc trả nợ hàng tháng.
Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà không thu hồi được nợ. Không trả được tiền hàng tháng (mortgage), hàng loạt người mua nhà bị siết nợ và phải phát mãi tài sản.
Tình trạng nhà bị foreclosure (tịch thu tài sản để thế nợ) và short sale (kiểu bán đổ bán tháo dưới giá gốc) nhiều kinh khủng khi ngân hàng cố bán đổ bán tháo để lấy lại số tiền người mua còn nợ.
Chính phủ và ngân hàng thấm nhuần câu “You learn from your mistakes” (rút kinh nghiệm), nên trong thời điểm hiện tại, để mua được căn nhà phải đối diện với vô số thủ tục nhiêu khê. Ngoài credit tốt, công việc ổn định, ngân hàng phải chứng minh bạn đủ điều kiện để trả tiền hằng tháng trong suốt 30 năm trời.
Một trong những khuôn viên toà án quận Prince Georges, chủ yếu xử về nợ tiền nhà và vi phạm giao thông thông - Ảnh: Nguyễn Hữu Tài
Cách đây không lâu, tỷ phú Grarnt Cardone đã gây sóng khi phát biểu “Trừ phi có cả núi tiền mặt trong ngân hàng. Còn nếu không, bạn chẳng việc gì phải mua một căn nhà cả”. Theo kinh nghiệm bao nhiêu năm làm quản lý địa ốc của tôi, ít nhiều lời phát biểu của ông vô cùng đúng đắn.
Khác với thế hệ cha ông của họ của thế kỷ trước, giới trẻ Mỹ đang sống những ngày xê dịch.
Theo thống kê của U.S. Census Bureau vào năm 2014, khoảng 64,7% người dưới tuổi 35 ở nhà mướn, so với 21,5% người trên 65 tuổi. Nước Mỹ rộng mênh mông, mỗi ngày, bao ngàn người rời miền Đông sang Tây tìm cơ hội mới. Họ chán phương Bắc nên tìm xuống phương Nam nắng ấm. Hay từ phương Nam lên miền Đông Bắc có nhiều việc làm. Hoặc tìm tới miền Midwest (Trung Tây) với mức sống rẻ mạt.
Những cô cậu thanh niên mới ra trường, chấp nhận rời xa gia đình, tới một thành phố, tiểu bang khác trong ít năm, vài tháng để hiểu thêm về cuộc sống quanh mình và kiếm tìm cơ hội nghề nghiệp mới. Đơn giản, giới trẻ không muốn bị cầm tù suốt 30 năm, cả ngày lo làm trả nợ cho căn nhà ấy.
We only have one life to live so we have to live it the best we can – Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, cho nên chúng ta phải sống cho thật tốt”. Mỹ mà, họ chẳng quan tâm nhiều đến những người chung quanh họ. Họ học và làm những thứ bản thân yêu thích mà thôi.
Khách mua kiện ngược
Khoảng hơn chục năm trước, do nhà trống quá nhiều nên công ty tôi vô cùng cần khách. Nếu credit không tốt, việc làm không ổn định, lương thấp, chỉ cần đủ tiền trả security deposit cao, bạn sẽ có cơ hội cầm chìa khóa ngay tức khắc.
Hợp đồng thay vì 12 tháng, có thể giảm xuống còn 6, thậm chí 3 tháng để lấp đầy, làm đẹp lòng chủ.

Gated community - cổng ra vào được bảo vệ nghiêm ngặt bằng mã số - Ảnh: Nguyễn Hữu Tài

Khủng hoảng kinh tế, bà con không có tiền trả, số lượng bị đuổi quá nhiều, nên sheriff (cảnh sát trưởng, trong trường hợp này là đội thi hành án) làm việc không xuể, nhiều người thiếu nợ đến sáu tháng vẫn ung dung ở mà không bị gì.
Tất nhiên, sống xứ Mỹ thì không chạy làng được. Dù ở phương trời góc bể nào đi nữa, họ cũng sẽ có cách tìm ra tông tích. Tín dụng bị ảnh hưởng, chẳng mua nợ được bất cứ cái gì (càng nợ nhiều, bạn sẽ là công dân tốt). Có khi họ sẽ tìm cách khóa tài khoản ngân hàng lại, bắt buộc bạn phải liên lạc với luật sư, để đi hầu tòa. Chủ nợ sẽ tìm cách thu hồi thẳng vào lương sau khi cộng lãi và chi phí luật sư khổng lồ.
Theo thống kê của U.S. Census Bureau vào năm 2014, khoảng 64,7% người dưới tuổi 35 ở nhà mướn, so với 21,5% người trên 65 tuổi. Nước Mỹ rộng mênh mông, mỗi ngày, bao ngàn người rời miền Đông sang Tây tìm cơ hội mới... Những cô cậu thanh niên mới ra trường, chấp nhận rời xa gia đình, tới một thành phố, tiểu bang khác trong ít năm, vài tháng để hiểu thêm về cuộc sống quanh mình và kiếm tìm cơ hội nghề nghiệp mới. Đơn giản, giới trẻ không muốn bị cầm tù suốt 30 năm, cả ngày lo làm trả nợ cho căn nhà ấy.

Còn giờ, mọi thứ khó khăn hơn. Để thuê được nhà, credit phải tốt, lương bổng phải cao, thuế má đóng đầy đủ, mới có cơ hội được dọn vào.
Mỗi năm, ngoài việc tăng giá nhà lên cao ngất ngưỡng, chúng tôi còn tăng thêm vô số điều kiện về điểm credit, mức lương, lịch sử thuê nhà. Có người dư tiền trả trước sáu tháng, thậm chí cả năm tiền nhà, nhưng credit không tốt, chúng tôi cũng quay lưng từ chối.
Bên cạnh việc cho thuê nhà thu lợi nhuận, người làm chủ và quản lý cũng phải đối diện với thủ tục hành chính rối rắm và phiền hà không kém từ chính quyền quận và bang, với các loại permit, license, inspection... (Giấy phép, kiểm tra) liên tục và hàng trăm vụ kiện từ trên trời rơi xuống. Nếu như người Việt thởi lởi, bị phiền lòng thì cũng lắc đầu, du di cho qua, thì dân Mỹ lại nhạy cảm với tất cả những chuyện quanh mình.
Nhân viên chúng tôi phải nắm vững luật Fair Housing – Cấm phân biệt khi cung cấp nhà ở bởi sự khác biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tình trạng gia đình, tàn tật hoặc nguồn gốc quốc gia. Chỉ cần người đi thuê cảm thấy bị đối xử không công bằng là có quyền kiện.
Khi đã dọn vô ở, nếu lỡ trợt té khi sàn ướt, vấp chân ngã cầu thang, trợt… chiếc lá ướt ngoài sân té dập mông, đi giày cao gót lọt lỗ trên đường, trần nhà rớt trúng đầu, chuột, gián xuất hiện trong bếp, té ngã khi tung tăng giữa băng tuyết, nghiêm trọng hơn như bị bắn giết trả thù, đánh nhau… tất tần tật mọi thứ diễn ra trong khuôn viên khu nhà, họ đều có quyền lôi chúng tôi ra tòa, mặc dù lỗi hoàn toàn ở họ.
Bên trong tòa án quận - Ảnh: Nguyễn Hữu Tài
Và công ty phải vắt chân lên tìm bằng chứng vô can để đi hầu tòa, nếu không muốn bị thua kiện, bảo hiểm sẽ tăng vùn vụt.
Tôi là đại diện pháp lý cho công ty, nên có tuần ra tòa nhiều hơn lên văn phòng. Nửa đêm nằm chiêm bao, giật mình la ú ớ khi mơ thấy quan tòa mặc áo thụng đen, ngồi trên cao, phùng mang, trợn mắt.
Anh Lớn, một người bạn của gia đình làm nghề sửa xe, mới gọi khoe là đã bán xong nhà rồi. Cũng lỗ vài chục ngàn, bù cho bấy lâu nay ở và 60 ngàn "Equity loan - vay thế chấp" anh mượn của ngân hàng. Sau gần 20 năm sống ở Maryland lạnh lẽo, gia đình anh quyết định dời về New Mexico nắng ấm. Nhưng một lần xuống West Palm Beach, Florida chơi, mê biển và khí hậu quá, hai vợ chồng đổi hướng dọn xuống đây. Vợ và con anh đã move (chuyển) 6 tháng trước rồi. Anh thì vẫn ở lại để canh bán nhà. Mỗi tháng một lần, lại chất đồ đầy xe, lái 16 tiếng xuống Florida thăm vợ con. Giờ nhà đã bán xong. Khỏe!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.