'Người tình' của kiến trúc Việt

22/11/2015 16:07 GMT+7

Bằng con mắt của một kiến trúc sư nổi tiếng, ông Mel Schenck đã 'nhận thấy tinh thần kiến trúc hiện đại từ nhà ở bình dân VN'.

Bằng con mắt của một kiến trúc sư nổi tiếng, ông Mel Schenck đã 'nhận thấy tinh thần kiến trúc hiện đại từ nhà ở bình dân VN'.

Đường Nguyễn Trãi của Sài Gòn năm xưa - Ảnh: NVCCĐường Nguyễn Trãi của Sài Gòn năm xưa - Ảnh: NVCC
Trong “lồng chim” thú vị của mình, ông đã trò chuyện cởi mở về kiến trúc TP.HCM và cảm tình với đất nước VN xinh đẹp. 
Vì sao ông lại chọn TP.HCM?
Ông Mel Schenck: Sống ở TP.HCM là một trong những niềm vui lớn nhất của tôi. Là kiến trúc sư, tôi đặc biệt yêu thích những kiến trúc bình dân theo trường phái hiện đại ở vùng Trung và Nam bộ. Ở đây người dân liên tục thử nghiệm với chất liệu, đường nét, khối, màu sắc, kết cấu và hoa văn khi xây dựng những căn nhà phố ngang 4 mét, cao 4-5 tầng mà các bạn thường gọi là nhà ống. Kết quả là một sự tiến hóa phức tạp của kiến trúc theo trường phái hiện đại - thích hợp với khí hậu nhiệt đới trong một không gian nhỏ hẹp.
“Người tình” của kiến trúc Việt 2Một ngôi nhà ở Bình Định
Ông có ấn tượng như thế nào khi lần đầu tiên đến thành phố?
Tôi sống ở Sài Gòn khoảng một năm trong giai đoạn 1971-1972. Khi dạo phố, tôi đã rất kinh ngạc trước vô số những ngôi nhà theo trường phái kiến trúc hiện đại rất tuyệt vời ở đây. Với tôi, điều thú vị là kiến trúc hiện đại đã nở rộ ở VN ngay từ những thập niên 1960 và 1970. Ở Mỹ trường phái kiến trúc này ít khi được áp dụng.
Vậy còn lần trở lại này?
Kể từ khi trở lại sống và làm việc tại TP.HCM, tôi rất mừng vì được chứng kiến sự tiến hóa theo thời gian của kiến trúc theo trường phái hiện đại ở Trung - Nam bộ. Có biết bao nhiêu ví dụ tuyệt vời để ngắm nhìn và nghiên cứu. Người Việt hẳn phải có năng khiếu kiến trúc trời sinh mới có thể tạo ra được nhiều như vậy.
“Người tình” của kiến trúc Việt 3Kiến trúc Sài Gòn năm 1972
Phần đông mọi người chỉ thấy ở sự hỗn độn trong kiến trúc ở TP.HCM. Còn ông thì sao?
Khi tôi nói chuyện với các sinh viên kiến trúc và quy hoạch, họ than thở với tôi rằng kiến trúc ở TP.HCM không có gì đặc biệt. Tôi đáp rằng vì họ đã lớn lên trong môi trường kiến trúc này nên mới thấy nó “thường thường”. So với kiến trúc ở đây thì các cửa hàng ở Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore mới đúng là “thường thường”, đều đều một khuôn. Những căn nhà theo trường phái hiện đại mà ta thấy hằng ngày ở Trung - Nam bộ là rất đa dạng và độc đáo.
Theo ông, chúng ta có thể học được gì từ kiến trúc theo trường phái hiện đại ở VN?
Khi quan sát các tòa nhà thời Pháp thuộc ở TP.HCM, hiện được dùng làm công sở, ta thấy các nơi đó rất thoáng mát nhờ các cửa sổ rộng mở và sử dụng quạt trần. Các kiến trúc sư khắp thế giới đã quên mất những nguyên tắc lâu đời này.
Ta thấy các tòa nhà thời Pháp thuộc và theo trường phái hiện đại trước kia đã mở thông gió trên đỉnh các bức tường bao và lách ngăn phòng, sau đó dùng quạt trần để giúp luân chuyển không khí qua các lối mở đó. Các kiến trúc sư VN hiện đang khám phá vận dụng lối thông khí linh hoạt nhờ các cửa đi lá chớp bằng kính, cũng như tận dụng các kiểu lưới bảo vệ cho phép để ngỏ cửa và cửa sổ, kể cả vào ban đêm.
Nhiều kiến trúc sư VN giờ đã nhận ra rằng đa số nhà cửa xây dựng trong hai thập niên qua trông như những cái hang, mà lý do chỉ vì máy lạnh đã không còn là thứ xa xỉ. Máy lạnh phải hoạt động trong môi trường kín, vì vậy các đường thông khí bị dẹp bỏ, còn cửa chính và cửa sổ thì lúc nào cũng đóng.t
KTS Mel cho biết trường phái hiện đại liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc của thời đại công nghiệp, dứt ra khỏi kiểu nghệ thuật quá lãng mạn của thời đại trước đó. Trong thời nông nghiệp, tôn giáo được xem là trung tâm, và tinh thần này được thể hiện qua kiến trúc. Đến thời đại công nghiệp, “người ta nhận ra rằng có một cách suy nghĩ khác, mới mẻ hơn. Họ đơn giản hóa các thiết kế và loại bỏ những nét trang trí không cần thiết”.
Một số đặc điểm của trường phái này:
- Hợp lý, hình thức phục vụ cho công năng
- Vật liệu: bê tông, thép, kính
- Đơn giản hóa hình thức
- Loại bỏ những trang trí không cần thiết
- Ý tưởng phá cách
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.