Người Hà Nội tìm thú vui ở hồ câu

21/09/2015 09:36 GMT+7

'Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo', anh Thái Sơn, một cần thủ có tiếng ở Q.Cầu Giấy vừa ngâm nga thơ Nguyễn Khuyến, vừa thả cần câu xuống hồ Lý Sơn ở phố Hoàng Mai, sau khi phá kỷ lục của chính mình là câu được cá chép nặng khoảng 5 kg.

'Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo', anh Thái Sơn, một cần thủ có tiếng ở Q.Cầu Giấy vừa ngâm nga thơ Nguyễn Khuyến, vừa thả cần câu xuống hồ Lý Sơn ở phố Hoàng Mai, sau khi phá kỷ lục của chính mình là câu được cá chép nặng khoảng 5 kg.

Câu cá đang là thú vui của nhiều người Hà Nội - Ảnh: Ngọc ThắngCâu cá đang là thú vui của nhiều người Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng
Anh Sơn bảo cả 4 mùa trong năm, hầu như anh đều đi câu cá vào cuối tuần, nhưng mùa thu là thời điểm thích hợp nhất, bởi “ngồi trong bóng cây hay đứng giữa trời cũng chẳng đồ mồ hôi lưng, gió mát, trời trong, nước hồ bỗng nhiên sao mà xanh thế. Mình… thi gan với cá, kiên nhẫn chờ cá đớp mồi. Thật thích thú vô cùng”.
Thuộc trường phái câu cá cổ điển, anh Sơn tự làm mồi, tự mài lưỡi câu, cần bằng tre, trúc. Hiện ở Hà Nội, lối câu cá cổ điển này thường chỉ còn các cụ già theo đuổi. Vì thế, CLB câu cá Lĩnh Nam với hơn 20 thành viên thì anh Sơn “trẻ” nhất, mới chỉ… gần 50, còn lại toàn các bậc bô lão.
Ngoài một số hồ câu ở Q.Hoàng Mai kinh doanh kiểu câu cá mang nét xưa, khu vực Hồ Tây cũng là một địa điểm rất quen thuộc của dân câu truyền thống. Bác Nguyễn Văn Mạnh, 74 tuổi (nhà ở Xuân Đỉnh) ngồi hàn huyên với ông bạn già trên bờ Hồ Tây, vừa cẩn trọng bóp thính câu vừa từ từ hạ cần xuống nước. “Tôi thích câu cá từ hồi còn thanh niên và đam mê đến tận bây giờ. Trong tiềm thức của mỗi người Hà Nội cũng như người dân đồng bằng Bắc bộ, ai chẳng gắn bó với một dòng sông, một cái ao hay cái rạch, cái ngòi. Ai chẳng có những kí ức đẹp về những cần trúc cong veo, sợi cước mỏng mảnh, cái phao lông gà dập dềnh, cái lưỡi câu tự mài sắc lẹm”, bác Mạnh bộc bạch.
Bác Trần Minh Thi, 60 tuổi, nhà ở phố Võng Thị cũng thường xuyên đi câu ở Hồ Tây, nhưng chỉ thích đi một mình. “Đã câu cá là phải im lặng tuyệt đối. Gần như là một loại thiền vậy. Câu cá mà không quá quan trọng câu được mấy con hay câu được cá gì, chỉ đơn giản là nó đem lại sự tĩnh tâm cho con người”, bác Thi nói.
Nở rộ “thị trường” câu cá
Nhưng cái thú đơn độc, lặng lẽ, một mình một cần, giờ đã không còn như xưa. Sau khi Hiệp hội câu cá VN được thành lập cách đây gần 10 năm, nhiều giải câu cá tầm cỡ quốc gia, quốc tế đã được tổ chức và ngay lập tức, thị trường cần câu, mồi câu nở rộ. Các cần thủ muốn gì có nấy. Cần câu không phải vót, lưỡi câu chẳng phải mài, mồi câu chẳng phải lọ mọ rang thính, đào giun. Nếu không biết câu thì đi học câu cá. Nhiều cần thủ giỏi có tiếng còn mở lớp dạy câu.
Đến một cửa hàng chuyên đồ câu trên đường Láng sẽ thấy, các phụ kiện câu cá theo trường phái hiện đại cực kỳ phong phú. Để phục vụ cho những cần thủ dư dả tiền bạc, có những loại cần trị giá hơn 1.000 USD, nhập từ châu Âu, ít tiền hơn có cần Trung Quốc, giá chỉ 70.000 - 500.000 đồng/cần. Cần Hàn Quốc giá cao hơn một chút nhưng chất lượng tốt hơn, trên dưới 1 triệu đồng/cần.
Nhưng không chỉ có cần câu, đồ nghề câu cá còn phải mua thêm máy quay tay, kiểu đơn giản, có bộ phận quấn dây tự động, giá từ 65.000 - 300.000 đồng. Ngoài ra còn có phao điện dùng pin tiểu để câu đêm với giá 10.000 đồng. Anh Bá Anh, chủ cửa hàng tại đường Láng cho biết: “Khách hàng của tôi rất đa dạng. Dân câu chuyên nghiệp cũng đông mà dân câu không chuyên cũng không ít”.
Một loạt CLB câu cá ra đời, các hồ câu ở các khu sinh thái tại Long Biên, Gia Lâm và một số vùng ở ngoại thành Hà Nội cũng tìm mọi cách để thu hút khách hàng.
Anh Trường Phát (phố Quan Hoa), một tay câu chuyên nghiệp kể: “Chúng tôi không câu ở hồ hay ở ao mà câu ở nhiều khúc, đoạn sông Hồng để rình cá lớn, thi gan với “quái vật của dòng sông. Nhiều khi lại còn “kén”, muốn đi câu Anh Vũ, cá Chiên, cá Lăng thì phải câu bằng được, nếu câu được loại khác, coi như thất bại”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.