Người 'giữ hồn' ông Táo giữa Sài Gòn

18/02/2015 09:16 GMT+7

(TNO) 'Người giữ hồn ông Táo' là cụm từ mà nhiều người nhắc về ông Trần Văn Tiếp (ngụ quận 8, TP.HCM). Được biết, ông Tiếp đã có 30 năm làm nghề 'nặn' bếp lò đất.

(TNO) 'Người giữ hồn ông Táo' là cụm từ mà nhiều người nhắc về ông Trần Văn Tiếp (ngụ quận 8, TP.HCM). Được biết, ông Tiếp đã có 30 năm làm nghề 'nặn' bếp lò đất.

Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 1Những người thợ có kinh nghiệm trong nghề mới đảm nhận việc tạo hình bếp 
Trên con kênh Phú Định (quận 8, TP.HCM), khi xưa có vài chục cơ sở sản xuất bếp lò bằng đất, trải dài cả con kênh Ruột Ngựa đến bến Phú Định.
Teo tóp thành độc nhất
Theo thời gian với tốc độ của quá trình đô thị hóa, làng nghề làm bếp lò bằng đất dần teo lại, nhất là khi có bếp gas, bếp điện thì làng nghề này gần như xóa sổ.
Hiện nay, tại đây chỉ còn ông Trần Văn Tiếp, chủ cơ sở sản xuất Hưng Lợi (phường 16, quận 8) vẫn còn bám trụ cho tới ngày hôm nay. 
Người Việt quan trọng cái bếp lắm, cứ mỗi độ năm mới, cúng ông Táo là người ta mua bếp. Chỉ cần người ta còn nấu nướng theo kiểu truyền thống thì tôi tin cái nghề này vẫn còn tồn tại
Ông Tiếp thong thả nói
“Cái nghề này cực lắm, làm việc hoàn toàn bằng chân tay. Những thợ lành nghề giờ cũng đã già, lớp trẻ thì không còn ai muốn nối nghiệp mình vì thu nhập thấp quá...”, ông Tiếp kể.
Nhớ về một thời hưng thịnh của nghề, ông Tiếp cho biết lúc còn nhỏ, ông hay chạy nhảy từ tàu này sang tàu khác ở bến Phú Định. Rồi đu theo các thuyền buôn lò đất ra giữa kênh để bơi. Ông cùng mấy đứa trẻ trong xóm thấy vậy đi theo chủ lò để học nghề. “Ngày xưa tôi làm nhỏ lắm. Từ từ làm ăn được, rồi tôi phát triển lớn hơn” ông Tiếp chia sẻ.
Đến khi lớn lên, gia đình để lại mảnh đất 2.000 m2 bên kênh Ruột Ngựa. Bỏ qua tất cả lời khuyên hấp dẫn về số tiền của mảnh đất mang lại, ông quyết định dồn hết sức lực vào gầy dựng lò đất này.
Quy tụ gần 30 thợ lành nghề có tâm huyết, tập trung cùng nhau sản xuất lò gốm. Khi hỏi về niềm đam mê với nghề, ông Tiếp chia sẻ: “Khi cái nghề mà chính mình tạo ra mấy chục năm nay, mình sống với nó lâu rồi thì mình không thể bỏ được. Tôi luôn muốn tự mình tạo ra một cái gì đó do chính bàn tay của mình và làm cho cuộc sống này muôn màu, đầy ý nghĩa”.
Giữ bếp Việt luôn sáng
Để sản xuất thành công mẻ gốm trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó khâu tìm nguồn nguyên liệu là quan trọng nhất. Do mỗi nơi đất mỗi khác, sẽ cho ra bếp lò chất lượng khác nhau.
“Ngày xưa, nguyên liệu đất được lấy ngay tại bến Phú Định một phần được thương hồ vận chuyển từ huyện Nhà Bè để bán lại. Nay không còn đất nữa, phải thua mua tận vùng Gò Công, Long An”, ông Tiếp cho biết.
Tiếp theo đến công đoạn trộn đất, làm thân tạo hình, chỉnh gọt lại khuôn lò, phơi khô rồi đem nung, khâu cuối cùng là bọc lò để cho chắc chắn. Tất cả đều làm thủ công, trong vòng một tuần mới ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Đứng trước lò đun nóng hỏi, ông Tiếp phân trần, hàng của ông chủ yếu bán cho bà con nông dân, nơi ông xuất bán ở các tỉnh là chính. Bây giờ ông chỉ trông chờ vào những bà con ở miền Đông, miền Tây Nam bộ chưa thay đổi tập tính nấu nướng bằng lò đất. Cơ sở của ông làm ra được 5 loại lò lớn nhỏ. Bán ra cũng chỉ từ 20.000-60.000 đồng/lò.Trung bình mỗi ngày ông cho ra lò từ 300-400 lò đất bán đi các tỉnh.
Những ngày cận tết số lượng tăng gấp 3 lần, ông gần như chạy đua với thời gian để dáp ứng đủ nhu cầu. 
Hiện tại, sản phẩm lò gốm của ông đã được xuất sang các nước Thái Lan, Singapore, Úc, Mỹ. Không ít du khách nước ngoài, Việt kiều mỗi khi đến Sài Gòn tìm đến lò gốm của ông để tham quan, mua sắm. Nhờ vậy nên ông vẫn còn trụ với nghề đến ngày hôm nay.
Ông Tiếp trầm ngâm nhìn cái bếp của mình rồi thong thả nói: “Người Việt quan trọng cái bếp lắm, cứ mỗi độ năm mới, cúng ông Táo là người ta mua bếp. Chỉ cần người ta còn nấu nướng theo kiểu truyền thống thì tôi tin cái nghề này vẫn còn tồn tại”.
Cũng như 30 người thợ làm gốm tại đây, Tết Ất Mùi năm nay là cái tết thứ 31 của xóm Lò Gốm duy nhất ở Sài Gòn. Hy vọng, qua bao cuộc đổi thay, lửa vẫn sáng trong lò.
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 2Ngoài kinh nghiệm ra, người thợ phải có sức khỏe tốt và bàn tay khéo léo
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 4Công việc “tỉa tót”, chỉnh sửa bếp lò sau khi đã tạo hình thành công
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 6
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 9Khi đất đã khô cứng, người thợ mang bếp vào lò nung
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 10Lò nung gốm có thể chứa đến 1.000 sản phẩm, thời gian nung lên đến 30 tiếng. Nhiên liệu để đốt cháy là trấu
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 11Ông Tiếp đang làm vỏ bao bọc cho bếp lò
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 12Công việc cuối cùng là bọc vỏ cho bếp lò, đa phần dành cho phụ nữ vì nó không đòi hỏi nhiều công sức
Người cuối cùng “giữ hồn” ông Táo giữa Sài Gòn 13Bếp đã thành phẩm
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.