Mỏi mắt chờ ngắm mưa sao băng Anh tiên

13/08/2014 08:45 GMT+7

(TNO) Suốt đêm qua, nhiều bạn trẻ yêu thiên văn vẫn thức trắng đêm săn mưa sao băng Perseus (Anh tiên) mặc cho thời tiết mây mù dày đặc bao phủ bầu trời Hà Nội.

(TNO) Suốt đêm qua, nhiều bạn trẻ yêu thiên văn vẫn thức trắng đêm chờ xem mưa sao băng Perseus (Anh tiên) mặc cho thời tiết mây mù dày đặc bao phủ bầu trời Hà Nội.

>> Mưa sao băng đẹp nhất trong năm
>> Đêm 21.4 có mưa sao băng
>> Mưa sao băng gây hoảng loạn ở Nga
>> Mưa sao băng đẹp nhất năm vào rạng sáng 14.12
>> Đêm nay có mưa sao băng
>> Trắng đêm “săn” mưa sao băng Perseids

Thông tin từ Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết, đêm qua là đêm cực đại đầu tiên của mưa sao băng Anh tiên. Theo dự báo, đây là trận mưa sao băng khá lớn nhưng thực tế số lượng sao băng quan sát được thấp hơn rất nhiều, chủ yếu là do điều kiện thời tiết và ô nhiễm ánh sáng.

Ngoài ra, đám bụi tàn tích của sao chổi gây ra mưa sao băng sau mỗi một năm sẽ loãng dần do hằng năm trái đất đều quét qua dọn dẹp vì thế việc quan sát mưa sao băng Anh tiên không diễn ra như mong đợi.

Nhiều người thao thức chờ mưa sao băng Perseus

Nhiều người thao thức chờ mưa sao băng Perseus
Sao băng Anh tiên được ghi hình lại - Ảnh Cộng đồng thiên văn Việt Nam 


Tại Hà Nội, đêm qua bầu trời âm u vì có một rãnh mây giông lớn bao phủ nên việc quan sát gặp nhiều trở ngại.

Bạn Bùi Phương (ở Xã Đàn, quận Đống Đa) chia sẻ: “2 đêm trước mình đều thức đến tầm hơn 3 giờ sáng nhưng không thấy có vệt sao băng nào cả. Đêm qua cũng thức canh nhưng trời âm u mây phủ dày đặc nên canh mỏi mắt cũng không thấy sao băng”.

Tại TP.HCM, đêm qua trời không mưa, quang đãng tạo điều kiện thuận lợi để quan sát mưa sao băng.

Suốt đêm cho tới rạng sáng qua, bạn Lê Hoàng Tuấn - thành viên CLB Thiên văn học TP.HCM chọn địa điểm Khu Công nghệ cao (quận 9, TP.HCM) để thuận tiện quan sát vì ở đây rất rộng, không bị hạn chế bởi nhà cao tầng hay dây điện. Theo Tuấn, nhiều bạn khác ở trung tâm TP.HCM rất bất tiện để theo dõi mưa sao băng do nhà cao tầng quá nhiều phải trèo lên sân thượng ký túc xá hoặc mái nhà để quan sát.

Lúc 0 giờ 20 phút, Tuấn cho biết, vẫn chưa quan sát được vệt sao băng nào xuất hiện trên bầu trời. Trong khoảng thời gian từ 0 giờ 30 phút tới 1 giờ 30 phút, trên bầu trời xuất hiện liên tiếp nhiều vệt sáng, nhiều bạn trẻ đã quan sát và kịp ghi hình được.

Mưa sao băng xuất hiện khi trái đất đi xuyên qua đám mây bụi, thường là tàn dư đuôi của những sao chổi. Nguồn gốc của trận mưa sao băng Anh tiên là do trái đất chuyển động xuyên qua đám mây Perseids kéo dài dọc theo quỹ đạo sao chổi Swift-Tuttle (một trong những sao chổi có chu kỳ dài nhất con người biết được). Những hạt bụi trong đám mây Perseids được giải phóng từ sao chổi Swift-Tuttle, do sức hút của trái đất lao vào bầu khí quyển với vận tốc vài chục km/giây. Vì chuyển động với vận tốc lớn như vậy, chúng sẽ nén không khí ở phía trước tạo thành áp suất nén, cộng hưởng với ma sát nên bốc cháy ở độ cao từ 60 - 100 km tính từ mặt đất, gây nên trận mưa sao băng. Trận mưa sao băng này có tần suất sao băng lúc cực điểm dao động từ 50 đến 100 vệt sao băng/giờ hoặc có thể nhiều hơn trong điều kiện quan sát tối ưu (với người quan sát ở khu vực nam bán cầu tần suất có thể đạt 1/3 con số lúc tối ưu), và tần suất của đợt mưa này vẫn được duy trì từ năm này qua năm khác.

Nguyễn Tuấn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.