Minh bạch giá điện: Đừng đổ thêm gánh nặng cho dân

15/04/2016 16:02 GMT+7

Bài Minh bạch giá điện theo mùa và Vấn đề là minh bạch trên Thanh Niên ngày 14.4 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc.

Bài Minh bạch giá điện theo mùa Vấn đề là minh bạch trên Thanh Niên ngày 14.4 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc.

Mỗi lần giá điện thay đổi, người dân lại lo lắng - Ảnh: Đ.N.ThạchMỗi lần giá điện thay đổi, người dân lại lo lắng - Ảnh: Đ.N.Thạch
Chỉ dân chịu thiệt
Tính cách gì, áp vào thời điểm nào cũng vẫn nhằm
đảm bảo nguồn thu cho ngành điện, chỉ có người dân là thiệt thòi. Dân đâu có sự lựa chọn nào khác, hoặc chấp nhận giá điện tăng, hoặc khỏi dùng, thắp đèn dầu. Ngành điện
viện lý do này hay lý do kia để tăng giá chẳng qua để không quá lộ rõ sự độc quyền, độc đoán mà thôi.
Trần Minh Thảo (Q.5, TP.HCM)
Cạnh tranh để minh bạch
Tôi cho rằng ngành điện phải có sự cạnh tranh quyết liệt, phải đúng là kinh tế thị trường thì may ra người dân mới hưởng giá điện một cách sòng phẳng. Cái gì cũng vậy, có cạnh tranh mới có phát triển và chống độc quyền, chống bắt tay nhau để nâng giá.
Đào Văn Lộc (H.Nhà Bè, TP.HCM)
Khi nào mới được ?
Ngày xưa, để gắn một chiếc điện thoại bàn phải xin xỏ, lạy lục, thậm chí chạy chọt để được gắn. Ngày nay, chỉ cần gọi điện là họ xuống tận nhà lắp cho, thậm chí còn khuyến mãi này nọ. Vì sao ngành điện chưa đi vào giai đoạn này? Đơn giản vì chưa có sự cạnh tranh thực sự trong ngành điện. Nếu để cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư điện gió và các nguồn điện khác tại VN, cạnh tranh với EVN thì chắc chắn một ngày không xa, giá điện là sự thỏa thuận sòng phẳng giữa người mua và người bán, chứ không chỉ “áp giá” một chiều như hiện nay.
Võ Đỗ Nguyên (Q.1, TP.HCM)
EVN chỉ biết lợi cho mình
Mùa hè nóng bức, người dân phải sử dụng nhiều điện để thắp sáng, quạt, máy lạnh... Đã thắp nhiều mà giá cao nữa thì làm sao dân đóng nổi? Điện tăng thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp rồi theo đó giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng theo. Vì vậy, tăng gì thì tăng, xin hãy tránh làm tác động lớn đến nền kinh tế và tâm lý xã hội. Đừng tính tới tính lui thì cuối cùng người chịu thiệt vẫn là toàn dân, chỉ có EVN là có lợi.
Nguyễn Thị Thanh Ngân (H.Bình Chánh, TP.HCM)
Sẽ di dân theo mùa
Ai cũng biết tỷ giá điện ảnh hưởng đến từng hộ gia đình, từng tổ chức, từng doanh nghiệp. Không ai không sử dụng điện. Vì vậy, chỉ cần tăng giá điện là tất cả mọi thứ đều tăng. Với cách tính giá theo mùa thì người dân có khi phải... di dân theo mùa. Mùa nắng nóng thì di dân sang vùng mát mẻ để sống bởi nếu ở vùng nắng nóng ngoài trả tiền điện cao, ra đường vẫn phải đổ xăng giá cao, mua cái gì giá cũng cao do giá điện cao.
Đào Ngọc Bích (Q.8, TP.HCM)
       
Vấn đề minh bạch giá điện không chỉ được nhắc đến trong hai bài báo này mà đã được đề cập, được nhân dân thống thiết kêu gọi từ lâu. Thế nhưng với hàng loạt lý do loanh quanh thì cuối cùng giá điện năm sau luôn cao hơn năm trước. Với trình độ hạn hẹp, người dân làm sao có thể hiểu được cách tính giá của EVN, Bộ Công thương, nên thôi đành ấm ức chấp nhận điện giá cao.
Nguyễn Đình Vinh  (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế)
       
Hạn hán, nhiễm mặn nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, khoáng sản dần cạn kiệt... đó là những lo ngại cho ngành điện hiện nay. Nếu không phát triển các nguồn điện khác như điện gió, điện sóng... mà chỉ trông chờ vào thủy điện, nhiệt điện như hiện nay thì tương lai tình trạng thiếu điện chắc chắn sẽ xảy ra. Lúc đó, người dân phải đóng tiền điện cao hơn nhiều lần so với hiện nay. Mong rằng ngành điện sớm tăng cường hợp tác với các đối tác giàu kinh nghiệm để tìm kiếm, đầu tư những nguồn điện khác cho tương lai.
Nguyễn Đình Phước  (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
T.T - Duy Khang (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.