Làng bún - bánh tất bật không ngơi tay những ngày giáp Tết Canh Tý

23/01/2020 10:06 GMT+7

Càng gần đến Tết Canh Tý 2020, các cơ sở làng nghề sản xuất bún - bánh trên địa bàn xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn (Bình Định) hoạt động hết công suất, thu hút đông lao động tham gia.

Thời tiết năm nay ít mưa nên khá thuận lợi cho sản xuất bún - bánh, nhờ vậy sản lượng tăng mạnh và tư thương khắp nơi đã về mua hàng rất đông nên sản xuất đến đâu bán hết sản phẩm đến đó, đã mang lại nguồn thu đáng kể, giúp làng nghề tết này đông vui hơn.
Ngoài sản xuất bún Song Thằng truyền thống làm từ đậu xanh, làng nghề An Thái cũng tập trung mở rộng sản xuất các loại bún khô, bún gạo, bún bột mì, bún đậu xanh, bánh phở; còn làng nghề Mỹ Thạnh chuyên sản xuất bánh tráng máy, bánh tráng mè cung cấp cho thị trường nhiều nơi trong nước, nhất là trong dịp xuân về, tết đến.
Các cơ sở đều sử dụng máy móc trong khâu sản xuất, không còn làm thủ công nên sản lượng tăng khá. Khi chưa vào vụ tết, mỗi ngày xã Nhơn Phúc tiêu thụ khoảng 37 tấn gạo, còn đến vụ tết lượng gạo sản xuất bún - bánh tăng lên hơn 50 tấn, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 900 lao động, với mức trả công từ 120 - 150 ngàn đồng/ngày/lao động.
Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý1

Phơi bánh tráng dọc bờ sông Côn

Ảnh: Minh Lê

Chị Tướng Thị Bạch Yến (39 tuổi, củ cơ sở sản xuất bún - bánh Trường Thọ và Phước Hải Sanh, An Thái) cho biết: “Đây là nghề của ông nội truyền sang cho cha tôi, giờ đến anh em trong gia đình nối gót.
Trước đây làm bún - bánh bằng thủ công mỗi ngày sản xuất chừng vài chục ký, còn hiện giờ gia đình đầu tư máy móc vào sản xuất, ngày thường sản xuất khoảng 1,6 tấn gạo và mì, sang tháng chạp sản lượng tăng 2 tấn/ngày, hiện cơ sở thu hút 35 lao động địa phương, tùy theo công việc mỗi lao động được trả 100.000 - 150.000 đồng/ngày”.
Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý2

Phơi bún Song Thằng ở làng nghề An Thái

Ảnh: Minh Lê

Ông Dương Thanh Cường, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, chia sẻ: “Trên địa bàn xã có 2 làng nghề, làng nghề bún - bánh An Thái và làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Thạnh. Trong đó, làng nghề bún - bánh An Thái có trên 150 cơ sở sản xuất trong diện quy hoạch làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, còn làng bánh tráng Mỹ Thạnh có hơn 30 hộ làm nghề.
Những năm qua từ nguồn cấp trên hỗ trợ, nguồn vốn từ ngân sách xã và các hộ dân làng nghề đóng góp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên các cơ sở đều đủ điều kiện ổn định sản xuất từ năm 2016 cho đến nay.
Ngoài ra, để sản phẩm làng nghề vươn xa, địa phương cũng xúc tiến quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh nên sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng cả nước biết đến, hiện “cung không đủ cầu”, nhờ vậy đời sống người dân làng nghề không ngừng nâng cao”.
Cũng theo ông Cường, nhờ có mặt bằng sân phơi rộng dọc theo bờ sông Côn nên nghề bún - bánh xã Nhơn Phúc khá phát triển, xã cũng đã lên quy hoạch hướng đến phát triển du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, gắn kết với các di tích lịch sử trong và ngoài địa phương.
Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý3

Bún phở sau khi phơi khô được bó tròn, đóng gói trước khi xuất bán

Ảnh: Minh Lê

Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý4

Sử dụng xe đẩy phơi bánh tráng

Ảnh: Minh Lê

Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý5

Cổng làng nghề bún - bánh An Thái

Ảnh: Minh Lê

Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý6

Bánh tráng và bún phở phơi bên bờ sông Côn

Ảnh: Minh Lê

Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý7

Phơi bún bên bờ sông Côn

Ảnh: Minh Lê

Làng nghề bún - bánh tăng tốc phục vụ Tết Canh Tý8

Phơi phở, bún làng nghề bún - bánh An Thái

Ảnh: Minh Lê

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.