Lặn sỏi ở biển

27/11/2008 12:34 GMT+7

Ở làng Đồng Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có nghề lặn sỏi ở biển. Một nghề khá ngược đời với ngư dân: khi biển gió to sóng lớn, ngư dân vào bờ neo thuyền nghỉ thì có nhiều người lại kéo nhau ra biển lặn lấy sỏi.

Làng nằm bên cảng biển Vũng Áng. Trong gió lạnh se se của mùa đông, vẫn có hàng chục người dân Đồng Yên xuống biển lặn sỏi. Lóp ngóp từ dưới biển lên, anh Tiến vừa đổ một vợt sỏi độ vài cân xuống tấm bạt nhựa trải trên cát, vừa nói: “Nghề ni trời càng gió to chừng mô thì sỏi càng nổi lên nhiều chừng đó, chớ trời yên biển lặng mà lặn thì coi như đói”. Sóng đánh càng mạnh, cát lắng xuống làm sỏi trồi lên càng nhiều. Nếu sóng yên thì sỏi lặn vào cát rất sâu, không vớt nổi.

Dụng cụ của nghề lặn sỏi là một chiếc vợt cán tre, miệng có vòng sắt. Để xúc được sỏi phải lặn sâu xuống biển 2-3m. Những vùng nước sâu 5-7m, cách bờ 15-30m thường nhiều sỏi và sỏi đẹp hơn. Nhà khá thì có thuyền nhỏ neo ngay trên mặt biển để đổ sỏi. Nhà nghèo thì sau mỗi lần lặn phải cầm vợt bơi vô bờ. Cứ thế mà lặn hụp cả buổi trong sóng biển. Sau mỗi buổi lặn, người nào người nấy da bợt bạt, tím tái cả.

Chị Mai Thị Biều và hai đứa con cũng ra biển lặn sỏi. Hễ chị lặn mệt thì hai đứa con xuống thay. Lên bờ, chị lại chọn lựa sỏi đã lặn được theo cỡ, theo màu. Cứ thế công việc không ngơi tay cả ngày. Mỗi tháng nhà chị lặn vớt được 3-4 tấn sỏi. Mỗi cân bán 150-200 đồng tùy cỡ sỏi, màu sỏi. Chị cũng thu được một khoản tiền để chi tiêu và lo cho mấy đứa con ăn học. Hiện cả làng Đồng Yên có hơn 100 nhà lấy lặn sỏi làm nghề chính. Ngày trước chỉ đàn ông lặn, còn đàn bà ở trên bờ lựa sỏi. Nay đàn ông, đàn bà gì cũng lặn tất, miễn là... lặn được.

Kiếm được đồng tiền từ lặn sỏi biển khó nhọc là thế, nhưng không ít người đã phải trả giá với biển. Ông Mai Văn Tân trong một chuyến lặn sỏi cuối năm 2003, do sóng biển to làm lật thuyền, chân ông vướng vào chân vịt thuyền bị đánh bóc cả thịt và thủng ruột, may mà không chết. Nhiều người lặn đứt hơi, trồi lên không kịp nên bị xỉu, may được người lặn bên cạnh thấy vớt lên.

Anh Mai Mạnh Trinh, có nhiều năm thu mua sỏi của bà con, cho hay: sỏi chủ yếu bán cho Trung Quốc, đảo Đài Loan, hay Nhật, Singapore qua các thương lái lớn để nghiền làm gạch men, gạch hoa. Còn trong nước thì bán ở TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội... để rải lên các lối đi ở công viên, vườn nhà, mặt bồn hoa, trong các giếng trời, quanh gốc cây, chậu cảnh... 

LAM Ở làng Đồng Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có nghề lặn sỏi ở biển. Một nghề khá ngược đời với ngư dân: khi biển gió to sóng lớn, ngư dân vào bờ neo thuyền nghỉ thì có nhiều người lại kéo nhau ra biển lặn lấy sỏi.

Làng nằm bên cảng biển Vũng Áng. Trong gió lạnh se se của mùa đông, vẫn có hàng chục người dân Đồng Yên xuống biển lặn sỏi. Lóp ngóp từ dưới biển lên, anh Tiến vừa đổ một vợt sỏi độ vài cân xuống tấm bạt nhựa trải trên cát, vừa nói: “Nghề ni trời càng gió to chừng mô thì sỏi càng nổi lên nhiều chừng đó, chớ trời yên biển lặng mà lặn thì coi như đói”. Sóng đánh càng mạnh, cát lắng xuống làm sỏi trồi lên càng nhiều. Nếu sóng yên thì sỏi lặn vào cát rất sâu, không vớt nổi.

Dụng cụ của nghề lặn sỏi là một chiếc vợt cán tre, miệng có vòng sắt. Để xúc được sỏi phải lặn sâu xuống biển 2-3m. Những vùng nước sâu 5-7m, cách bờ 15-30m thường nhiều sỏi và sỏi đẹp hơn. Nhà khá thì có thuyền nhỏ neo ngay trên mặt biển để đổ sỏi. Nhà nghèo thì sau mỗi lần lặn phải cầm vợt bơi vô bờ. Cứ thế mà lặn hụp cả buổi trong sóng biển. Sau mỗi buổi lặn, người nào người nấy da bợt bạt, tím tái cả.

Chị Mai Thị Biều và hai đứa con cũng ra biển lặn sỏi. Hễ chị lặn mệt thì hai đứa con xuống thay. Lên bờ, chị lại chọn lựa sỏi đã lặn được theo cỡ, theo màu. Cứ thế công việc không ngơi tay cả ngày. Mỗi tháng nhà chị lặn vớt được 3-4 tấn sỏi. Mỗi cân bán 150-200 đồng tùy cỡ sỏi, màu sỏi. Chị cũng thu được một khoản tiền để chi tiêu và lo cho mấy đứa con ăn học. Hiện cả làng Đồng Yên có hơn 100 nhà lấy lặn sỏi làm nghề chính. Ngày trước chỉ đàn ông lặn, còn đàn bà ở trên bờ lựa sỏi. Nay đàn ông, đàn bà gì cũng lặn tất, miễn là... lặn được.

Kiếm được đồng tiền từ lặn sỏi biển khó nhọc là thế, nhưng không ít người đã phải trả giá với biển. Ông Mai Văn Tân trong một chuyến lặn sỏi cuối năm 2003, do sóng biển to làm lật thuyền, chân ông vướng vào chân vịt thuyền bị đánh bóc cả thịt và thủng ruột, may mà không chết. Nhiều người lặn đứt hơi, trồi lên không kịp nên bị xỉu, may được người lặn bên cạnh thấy vớt lên.

Anh Mai Mạnh Trinh, có nhiều năm thu mua sỏi của bà con, cho hay: sỏi chủ yếu bán cho Trung Quốc, đảo Đài Loan, hay Nhật, Singapore qua các thương lái lớn để nghiền làm gạch men, gạch hoa. Còn trong nước thì bán ở TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội... để rải lên các lối đi ở công viên, vườn nhà, mặt bồn hoa, trong các giếng trời, quanh gốc cây, chậu cảnh...

Lam Giang - Báo Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.