Người mẹ nuôi gái út ăn học, bán vé số chăm con bại não suốt 15 năm

18/10/2017 12:09 GMT+7

15 năm ròng một tay vừa bán vé số vừa chăm con gái lớn bị bại não, từng đạp xe mấy chục cây số mỗi ngày để đưa con gái nhỏ đến trường. Có gì bao la hơn tấm lòng người mẹ trong câu chuyện này?

Để hai cô con gái, đứa được cắp sách đến trường, đứa bệnh tật bẩm sinh được sống, bà Nguyễn Thị Mai (55 tuổi) đã đi qua không biết bao nhiêu nhọc nhằn.
15 năm ròng chăm con bại não
Một ngày của bà Mai bắt đầu trước 5 giờ sáng. Bà phải dậy sớm để vệ sinh cho đứa con gái lớn Khưu Thị Ái My (15 tuổi) bị bại não, và chuẩn bị đồ đạc chở con gái nhỏ Khưu Thị Quỳnh Dao (11 tuổi) đến trường. Ba mẹ con trên chiếc xe máy cà tàng đi từ đường Nguyễn Thị Định (Q.2) sang Tú Xương (Q.3) cho Quỳnh Dao đi học.

tin liên quan

Chuyện 'nhường chồng, kiếm con' kỳ lạ ở Hồ Xá
Tại quầy hàng rau quả chợ Hồ Xá có một người phụ nữ, dù không còn trẻ nhưng khuôn mặt vẫn phảng phất nét xuân sắc, mặn mà của thời con gái. Đằng sau đó là cả một câu chuyện kỳ lạ không ngờ tới...
Trước kia, phương tiện của mấy mẹ con là chiếc xe đạp người ta cho. Lúc đó, sau khi Quỳnh Dao vào lớp, bà đạp xe chở Ái My sang các chùa quét lá, hay đi nhặt ve chai dọc đường. Con gái út tan học, bà lại lọc cọc chở 2 đứa nhỏ tiếp tục công việc đến tận đêm mới về.
Ròng rã 4 năm, mỗi ngày đoạn đường bà đi lên đến 50 cây số. Còn bây giờ dành dụm mua được chiếc xe máy cũ kĩ thì không nhặt ve chai được nữa. Ái My lại lớn và thường xuyên bị động kinh, bà chỉ có thể ngồi trước cửa trường bán vé số.
Cứ đi được một đoạn, bà Mai phải dừng lại vệ sinh cho Ái My
Một cơn sốt từ lúc lọt lòng đã khiến Ái My không tự chủ được nữa, nhưng cô bé lại ăn uống rất khỏe.
“Nó bệnh mà ăn được nhiều tôi mừng lắm! Có điều giờ nó nặng hơn cả tôi, không đỡ nó nổi nữa.”, giọng bà Mai nửa đùa nửa thật làm tôi nghẹn lòng. Nói rồi bà dỗ dành mớm cho con gái từng miếng xôi. 15 năm trời, người mẹ vẫn ân cần chăm sóc đứa con ngây dại, chỉ biết quơ quào tay chân, miệng ú ớ chẳng thành lời.

tin liên quan

Ép con gái uống thuốc trừ sâu: Mẹ ơi, sao lại nỡ lòng...
Khi HĐXX tuyên phạt bị cáo 10 năm tù, không ít người dự khán buổi xét xử tỏ vẻ bức xúc cho rằng mức án quá nhẹ. Nhưng với tội lỗi gây ra cho chính khúc ruột của mình, thì có lẽ bản án lương tâm sẽ còn ám ảnh bị cáo mãi mãi...
Phường Bình Trưng Tây, Q.,2 cho biết chị Mai một mình nuôi hai con, trong đó có 1 bé bị bại não. Hàng tháng P.Bình Trưng Tây vận động mạnh thường quân hỗ trợ chị Mai 1 triệu đồng/tháng và 10kg gạo. Chị Mai không đủ điều kiện đăng ký tạm trú mà đang ở nhờ trong quán cà phê.
“Ban đêm con bé hay sốt cao, chảy máu lỗ tai. Tôi không dám chợp mắt, sợ nó lên cơn động kinh sẽ cắn lưỡi. Có lần mệt quá thiếp đi, giật mình tỉnh dậy thì thấy Quỳnh Dao đang ngồi bên chị nó, bảo mẹ cứ nghỉ đi, con canh chị cho…”, bà Mai kể về 2 đứa con trong những đêm không ngủ. Vẻ khắc khổ đã in hằn lên gương mặt đầy nếp nhăn và mái đầu bạc trắng của người mẹ ấy.
Bà Mai tâm sự, có người còn từng mạnh dạn khuyên bà sao không bỏ đứa lớn đi, bà chỉ lắc đầu. “Mình đã sinh ra nó thì mình phải lo. Khổ thì khổ, chứ thương quá trời làm sao bỏ được…”, bà vừa hạ giọng vừa đưa tay thắt cái bím tóc cho con gái. Ái My lại ú ớ rồi nở một nụ cười vu vơ. Tôi tự hỏi có phải cô bé cũng biết vui mừng khi được mẹ thương đấy không…
Lòng mẹ bao dung
Xưa bà Mai cùng chồng khăn gói từ Kiên Giang lên Sài Gòn kiếm sống. Ngày bà mang thai Quỳnh Dao cũng là lúc người chồng bỏ đi, để lại một mình bà bươn chải nuôi con. Căn trọ nhỏ xíu của 3 mẹ con nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Thị Định. Người chủ thương không thu tiền điện nước, nhưng mỗi tháng tiền trọ cũng đến 1,2 triệu. Trong khi mỗi sáng như vậy, bà Mai chỉ bán được khoảng 50 tờ vé số.
Buổi chiều về nhà, bà lại tranh thủ vừa đi nhặt ve chai vừa bán thêm. Bà cho Ái My lên chiếc xe đạp cũ mèm rồi dắt theo, trong khi cái ghế gắn đằng sau đã sắp không vừa cho cô bé ngồi nữa. Hôm nào tay chân đau nhức quá bà mới để hai đứa nhỏ ở nhà, nhưng đi một chốc cũng quay về vì không yên tâm được.
Tần tảo hy sinh, bà được một niềm an ủi lớn lao, đó là cô con út hiếu thảo, đỡ đần cho mẹ và chị rất nhiều. Bà nói Quỳnh Dao rất hiểu chuyện, thương mẹ khổ nên không bao giờ đòi hỏi cái gì, nhiều hôm phải nhịn đói đi học cũng không hề kêu ca.
Phải thường phụ mẹ bán rong, nhưng cô bé học rất giỏi, năm nào cũng có giấy khen. “Nhưng mà hồi Tết nhà con bị cháy, mẹ chỉ kịp giữ lại một tờ…”, cô bé buồn thiu kể về lần hỏa hoạn khiến căn trọ bị cháy trụi gần hết.
Em khoe với tôi những bức tranh em tự vẽ rất đẹp, nhưng ước mong của em lại là làm bác sĩ. “Con chỉ mong có thể chữa được bệnh cho chị và bệnh tim cho mẹ.”, cô bé nói với đôi mắt ánh lên niềm hi vọng. Nghe thế, bà Mai vỗ đầu con: “Cha mày, đợi mày thành bác sĩ chắc tao lên trển rồi!”.
Mấy mẹ con cười rôm rả. Chỉ có tôi xót xa… khi nhớ mấy câu trải lòng của bà Mai lúc sáng: “Cực khổ tôi chịu được, phải cho nó biết cái chữ. Chỉ mong sao 2 đứa nó khỏe mạnh, chứ Quỳnh Dao cũng có bệnh nhẹ…”.
Đã bao nhiêu năm, người đàn bà khắc khổ ấy vẫn ngày ngày gồng mình chở che 2 đứa trẻ, chưa một lần có ý buông xuôi vì nghịch cảnh. Người ta nói trên đời, bao la nhất chính là tấm lòng người mẹ, có phải không?
Sáng nào bà Mai cũng chở Quỳnh Dao đến trường, rồi tranh thủ bán vé số đợi con tan học
Bà Mai ân cần chăm sóc cho con gái, mặc người mình cũng đã đẫm mồ hôi
Vừa bán vé số, bà vừa phải trông đứa con gái bệnh
Bà Mai chọc cười và thắt bím tóc cho Ái My
Căn trọ nhỏ che mưa che nắng cho 3 mẹ con
Niềm vui lớn lao của bà Mai là cô con út hiếu thảo, ham học và biết ước mơ
Quỳnh Dao phụ mẹ mưu sinh sau giờ học
Ái My hồn nhiên đùa vui cùng bác bảo vệ đầu hẻm
Ba mẹ con trở về nhà sau một ngày mưu sinh. Hàng tháng P.Bình Trưng Tây Q.2 vận động mạnh thường quân hỗ trợ bà Mai 1 triệu đồng/tháng và 10kg gạo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.