Khủng hoảng ô nhiễm nhựa dùng một lần: Đâu là hướng giải quyết?

08/12/2019 08:00 GMT+7

Việc nhựa liên tục được sản xuất và có tuổi thọ ngắn trước khi trở thành rác thải, khiến nó trở thành nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Nhựa được sản xuất từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ, có nguồn gốc phổ biến nhất từ quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên với cái giá rất phải chăng. Do nhựa là một sản phẩm của ngành công nghiệp dầu mỏ nên khi nền công nghiệp này ngày càng phát triển thì nhựa sản xuất ra ngày càng nhiều.

Sự bùng nổ của nhựa dùng một lần

Sự bùng nổ khí đốt tự nhiên đã làm cho các nguyên liệu nhựa thực sự rẻ. Ước tính 50 tỉ đô la sẽ được đầu tư vào các cơ sở sản xuất nhựa mới và sẽ tăng sản lượng khoảng 50% trong 10 năm tới và tăng gấp 3 lượng xuất khẩu nhựa vào năm 2030. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa giải thích rằng sự gia tăng sản xuất này được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu đối với nhựa dùng một lần, như nước giải khát và bao bì và thị trường này đặc biệt nở rộ tại các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là phần lớn nhựa sản xuất đều có kế hoạch xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi các dịch vụ quản lý chất thải có thể không được trang bị phù hợp để xử lý.
Tất nhiên, việc nhựa sử dụng một lần được sản xuất hàng loạt và ưa chuộng khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nhựa liên tục thải ra khi chưa kịp mất đi. Có thể nói, rác thải nhựa đang giết chết đa dạng sinh học trên trái đất. Ước tính sự sống của 700 loài động vật biển đang trên bờ tuyệt chủng bị ảnh hưởng do rác thải nhựa gây ra. Tình trạng ngày càng tệ hơn khi ô nhiễm nhựa đã gây nguy hại tới không chỉ động vật biển sinh sống gần bờ mà cả những sinh vật sinh sống sâu dưới đáy đại dương. Theo một nghiên cứu gần đây của NUIG, gần 73% cá sinh sống dưới vùng đáy biển phía Tây Bắc Đại Tây Dương đều đã nuốt phải hạt vi nhựa từ rác thải. Ảnh hưởng của rác thải từ nhựa dùng một lần gây ra mối nguy hại khắp nơi, gióng lên hồi chuông báo động để con người suy nghĩ nghiêm túc hơn về cách sử dụng và xử lý tình trạng ô nhiễm nhựa.

Nhựa có thực sự chỉ dùng được một lần?

Về bản chất, nhựa là một loại vật liệu có thể tái sử dụng nhiều lần, được sinh ra với mục đích thay thế cho các nguyên vật liệu khó khai thác và đắt đỏ khác. Tuy nhiên, vì sự tiện dụng và giá thành thấp của nhựa, khiến nó đã trở nên bị lạm dụng, nhựa sử dụng một lần trở thành núi rác khổng lồ và gây ô nhiễm cho môi trường khi không được thu thập, tái chế - vì chi phí tái chế thậm chí mắc hơn nhựa nguyên sinh để đảm bảo được chất lượng của nó.
Việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay là giúp nhựa đã qua sử dụng được đưa vào quy trình tái chế. Đây là một giải pháp bền vững cho môi trường vì nhựa sau khi hết giá trị sử dụng lại được tiếp tục sản xuất thành sản phẩm nhựa chất lượng cao như ban đầu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu để sử dụng bình thường như nhựa mới. Hiện nay, thế giới đang có xu hướng sử dụng nhựa tái sinh - còn gọi là nhựa sau tiêu dùng. Nhựa tái sinh được làm từ các loại nhựa cũ được thu thập và phân loại là đủ tiêu chuẩn để tái chế. Nhựa sau khi thu hồi được cắt nhỏ, làm sạch, tan chảy thành viên và được sử dụng lại trong những lần sản xuất trong tương lai.

Xu hướng sử dụng nhựa tái sinh giúp giảm thiểu rác thải nhựa

Nhiều nhãn hàng lớn tại Việt Nam cũng đã bắt đầu có hành động tái chế nhựa đã qua sử dụng thành nhựa mới, sử dụng nhựa tái sinh làm bao bì, nhằm khuyến khích người tiêu dùng bắt đầu thói quen dùng nhựa tái sinh. Đặc biệt, những doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần chú trọng hơn việc sử dụng bao bì nhựa tái sinh bởi vòng đời của mỗi sản phẩm vô cùng ngắn nên lượng bao bì thải ra môi trường cũng lớn gấp nhiều lần các ngành hàng khác.
Cụ thể, nhãn hàng nước rửa chén Sunlight, thuộc một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới Unilever, đã bắt đầu sử dụng bao bì từ nhựa tái sinh từ năm 2019. Theo đại diện của nhãn hàng, trước vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa đang vô cùng nhức nhối, Tập đoàn Unilever đã nhanh chóng hành động. Bằng cách sản xuất 100% vỏ chai Sunlight được làm từ nhựa tái sinh 100%. Tương đương với 289 triệu chai nhựa đã được tái sinh, và 3.340 tấn nhựa đã được cắt giảm. Sunlight đảm bảo cùng với Unilever, sẽ cắt giảm 50% số lượng nhựa đang sử dụng, số lượng nhựa đã thu thập và tái sinh nhiều hơn toàn bộ số lượng bao bì nhựa đã bán ra thị trường, để thực hiện cam kết “Không rác thải nhựa ra môi trường”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.