Sửa chữa vết nứt công trình bằng… vi khuẩn

19/05/2015 15:41 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học Hà Lan đã trộn một loại vi khuẩn đặc biệt với khoáng chất calcium lactate, kết hợp cùng một số chất liệu xây dựng khác để tạo ra một loại bê tông có thể tự lấp đầy các vết nứt trên công trình.

(TNO) Các nhà khoa học Hà Lan đã trộn một loại vi khuẩn đặc biệt với khoáng chất calcium lactate, kết hợp cùng một số chất liệu xây dựng khác để tạo ra một loại bê tông có thể tự lấp đầy các vết nứt trên công trình.

 

Loại vi khuẩn được sử dụng trong công nghệ mới - Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Nhóm nghiên cứu của Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) đã sử dụng một loại vi khuẩn được tìm thấy ở quanh khu vực núi lửa đang hoạt động hoặc những hồ nước có nồng độ muối cao để tạo ra loại bê tông sinh học độc đáo này.
"Vi khuẩn sống trong tự nhiên, thường ẩn nấp trong đá. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài, chịu được cả nhiệt độ nóng và lạnh", Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Hendrik Marius Jonkers ở Đại học Công nghệ Delft, người chịu trách nhiệm giải thích về công nghệ mới.
Thông thường, bê tông cốt thép qua nhiều năm sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ. Nước thấm qua các vết nứt và tiếp xúc với cốt thép bên trong, làm thép bị gỉ và giòn đi.

Vi khuẩn trộn chung với nước có thể lấp đầy các vết nứt trên tường - Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Vi khuẩn sẽ được trộn chung với calcium lactate, nước và bê tông. Khi chảy vào các vết nứt, nước sẽ kích hoạt vi khuẩn hoạt động, chúng sẽ kết hợp với calcium lactate để tạo ra đá vôi và lấp vết nứt. Quá trình này mất khoảng 3 tuần và không giới hạn chiều dài vết nứt. Tuy nhiên, chiều rộng của nó phải không quá 0,8 mm.
Theo Daily Mail, vi khuẩn có thể ngủ yên trong khối bê tông đến 200 năm.
Các công trình được xây bằng loại bê tông chứa vi khuẩn và calcium lactate vẫn có thể áp dụng công nghệ này. Vi khuẩn sẽ được cho vào nước để phun lên các vết nứt và vẫn đạt hiệu quả như thường.
"Cuối năm 2015, chúng tôi sẽ đề ra kế hoạch đưa công nghệ mới vào ứng dụng thực tế và bắt đầu tiến hành vào năm 2016", tiến sĩ Jonkers cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.