Phát hiện mới về tai nghe

30/08/2012 21:01 GMT+7

(TNO) Các nhà nghiên cứu Anh nói rằng tai nghe máy nghe nhạc cá nhân có thể đạt đến mức độ tiếng ồn tương tự như động cơ phản lực và có thể gây mất thính giác tạm thời, theo hãng tin UPI.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Martine Hamann thuộc Đại học Leicester cho biết việc mở âm lượng quá cao trên tai nghe có thể phá hủy lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh, dẫn đến tình trạng điếc tạm thời.

Các phát hiện cho thấy lớp phủ xung quanh các tế bào thần kinh có thể tái chỉnh sửa, sau khi tiếp xúc với âm thanh lớn hơn 110 decibel, cho phép các tế bào hoạt động lại như bình thường. Điều này có nghĩa việc mất thính giác do âm thanh lớn có thể chỉ mang tính tạm thời, và khả năng thính giác hoàn chỉnh có thể trở lại.

“Nghiên cứu cho phép chúng ta tìm hiểu quá trình từ tiếp xúc với âm thanh lớn đến tình trạng mất thính giác”, ông Hamann nói.

“Việc xem xét kỹ các cơ chế tế bào bên dưới tình trạng này có thể đem lại lợi ích y tế rất đáng kể đối với số đông dân chúng. Công trình nghiên cứu này sẽ hỗ trợ ngăn ngừa cũng như tiến tới tìm ra những cách điều trị hữu hiệu đối với tình trạng mất thính giác”, ông nói thêm.

Theo các nhà nghiên cứu, những tế bào thần kinh chuyển tải tín hiệu điện từ tai đến não có một lớp phủ được gọi là bao myelin, vốn giúp các tín hiệu di chuyển dọc theo tế bào.

Việc tiếp xúc với những tiếng ồn lớn (cường độ âm thanh trên 110 decibel), có thể làm cho các tế bào mất đi lớp bao myelin, làm gián đoạn các tín hiệu điện. Điều này có nghĩa là các dây thần kinh không thể chuyển tải hiệu quả thông tin từ tai đến não.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, số ra mới nhất.

Quyên Quân

>> Làm tai nghe từ vật liệu tái chế
>> Tai nghe cho biết não hoạt động thế nào
>> Tổn thương thính giác vì tai nghe
>> Tai nghe kiêm chức năng đo nhịp tim
>> Amply tí hon dành cho tai nghe
>> Chọn tai nghe cho thiết bị số
>> Tai nghe “2 trong 1”
>> Tai nghe bluetooth siêu nhỏ
>> Tai nghe Bluetooth: Muôn hình vạn trạng
>> m nhạc kéo dài tuổi thọ thính giác
>> Nguyên nhân gây mất thính giác
>> Tổn thương thính giác vì tai nghe
>> Mất thính giác đột ngột, coi chừng đột quỵ
>> Đồ chơi cũng gây hại thính giác trẻ em ?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.