Phát hiện đảo lộn thuyết tiến hóa?

11/09/2009 20:27 GMT+7

Các nhà khoa học từng tin rằng châu Phi là cái nôi, là nơi xuất phát của loài người. Thế nhưng các nhà khảo cổ học cho biết, việc phát hiện 6 bộ xương có niên đại khoảng 1,8 triệu năm trước tại vùng đồi Georgia có khả năng làm đảo lộn những kiến thức về quá trình tiến hóa của loài người.

Phát hiện này cho thấy những người cổ đại đã rời châu Phi đi vòng quanh thế giới khoảng 800 ngàn năm trước, sớm hơn nhiều so với những gì mà các nhà khoa học từng nghĩ đến.

Những bộ xương tại Georgia bao gồm những hộp sọ và răng, được bảo quản trong tình trạng khá tốt. Đây là xương người có niên đại xa xưa nhất so với những phát hiện bên ngoài châu Phi. Theo báo Dailymail, những bộ xương tìm thấy tại Dmanisi, Georgia cho thấy con người thời đó có bộ não chỉ bằng một nửa so với hiện nay và cao chừng 1,5 mét. Gần đó người ta cũng tìm thấy một số công cụ lao động bằng đá và hóa thạch của một số loài động vật, thực vật. Điều này gợi ý rằng con người thời đó đã biết săn bắn để lấy thịt làm lương thực.

Giáo sư David Lordkipanidze - Giám đốc Viện Bảo tàng Georgia - cho biết có thể châu Phi vẫn là nơi xuất phát của người nguyên thủy, nhưng Georgia mới là cái nôi của loài người tại châu u. Các nhà khảo cổ học tin rằng những người đầu tiên - gọi là Homo habilis - tiến hóa từ châu Phi khoảng chừng 2,5 triệu năm trước, sau đó phát triển lên với thân thể cường tráng hơn gọi là người Homo erectus. Những người này đã di cư khỏi châu Phi để chinh phục châu u và châu Á. Cũng tại châu Phi, người xưa tiến hóa thành người hiện đại và làn sóng di cư thứ hai bắt đầu từ 120 ngàn năm trước. Tuy nhiên phát hiện mới cho thấy con người từng ra đi sớm hơn nhiều so với giả thuyết trước đây.

Những hóa thạch tại Dmasini được phát hiện vào năm 2001, nhưng sau nhiều lần nghiên cứu cẩn thận thì các thông tin trên mới được công bố.  

Tạ Xuân Quan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.