Phần mềm dự đoán mức độ phá hoại của 'sát thủ' địa cầu

10/09/2014 16:10 GMT+7

(TNO) Trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều tin tức về các tiểu hành tinh đột ngột lướt ngang Trái đất, câu hỏi luôn ám ảnh tâm trí nhiều người hiện nay là liệu các thành phố sẽ lâm vào tình trạng gì khi bị 'sát thủ' oanh tạc.

(TNO) Trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều tin tức về các tiểu hành tinh đột ngột lướt ngang Trái đất, câu hỏi luôn ám ảnh tâm trí nhiều người hiện nay là liệu các thành phố sẽ lâm vào tình trạng gì khi bị “sát thủ” oanh tạc.

Mô hình dự đoán thảm trạng khi sao chổi lớn lao xuống New York - Ảnh: Google Earth
Mô hình dự đoán thảm trạng khi sao chổi lớn lao xuống New York - Ảnh: Google Earth 

Để trả lời câu hỏi trên, các chuyên gia của Viện Khoa học Quốc gia (NSF) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố chương trình Tiểu hành tinh sát thủ.

Sử dụng trình cắm Google Earth, ứng dụng tính toán tương tác cho phép người dùng lựa chọn loại thiên thể tấn công, là sao chổi hay tiểu hành tinh, cũng như kích thước (nhỏ, vừa, lớn).

Theo Space.com, tiểu hành tinh loại nhỏ có kích thước cỡ xe buýt trường học, bề ngang khoảng 2,4 m và có kết cấu bằng sắt.

Để xếp vào loại vừa, tiểu hành tinh phải có kích thước gấp 3 lần sân bóng đá, khoảng 329 m, trong khi tiểu hành tinh lớn bề ngang phải đến 1.931 m, di chuyển với tốc độ 20 km/giây.

Về phần sao chổi, sao chổi cỡ nhỏ theo mô hình có bề ngang 109 m và di chuyển với tốc độ 50 km/giây, cỡ vừa có bề ngang 50 km, cũng di chuyển với tốc độ 50 km/giây, còn sao chổi lớn phải lên đến 9.656 m.

Người dùng có thể lựa chọn bất kỳ “sát thủ” nào, trước khi chọn một trong 15 mục tiêu giả định để biết được mức độ thiệt hại về nhân mạng lẫn kinh tế trong trường hợp bị xui xẻo quất trúng.

Chẳng hạn, nếu một sao chổi cỡ lớn lao xuống New York, các khu đô thị dọc theo bờ đông của Mỹ sẽ bị phá hủy, trong khi người dân ở bang Illinois và Ottawa ở Canada sẽ bị bỏng cấp độ 1 (tức bỏng ở lớp sừng).

Hạo Nhiên

>> Tiểu hành tinh sắp tiến sát Trái đất
>> Tiểu hành tinh đe dọa trái đất năm 2880
>> Cận cảnh tiểu hành tinh suýt đâm vào Trái đất
>> Tiểu hành tinh lướt sát Trái đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.