Loạn luân phổ biến thời tiền sử?

19/03/2013 15:05 GMT+7

(TNO) Quan hệ cận huyết có thể là hành vi thường xuyên diễn ra trong các cộng đồng tổ tiên xa xưa của loài người.

Các chuyên gia đã rút ra kết luận trên sau khi quan sát những mảnh xương sọ 100.000 năm tuổi được khai quật tại một khu vực gọi là Hứa Gia Dao, thuộc lưu vực Nệ Hà Loan ở miền bắc Trung Quốc.

Loạn luân phổ biến thời tiền sử
Cận cảnh xương sọ biến dạng ở người cổ đại - Ảnh: WUSTL

Chủ nhân của xương sọ này dường như bị tình trạng biến dạng bẩm sinh hết sức hiếm vào thời nay, có thể là hậu quả của các quan hệ tình dục cận huyết, theo báo cáo trên chuyên san PLOS ONE.

Hóa thạch trên, gọi là Hứa Gia Dao 11, là một trong nhiều ví dụ được tìm thấy trên các hóa thạch của người cổ đại thể hiện những tình trạng dị dạng bẩm sinh cực hiếm hoặc chưa từng được biết đến trong thời hiện đại.

“Những nhóm người này ắt hẳn bị cô lập và có rất ít người trong cộng đồng, dẫn đến hậu quả là loạn luân trầm trọng”, theo trưởng nhóm Erik Trinkhaus của Đại học Washington (Mỹ).

Hóa thạch Hứa Gia Dao 11 có lỗ to trên đỉnh đầu, dấu hiệu của chứng rối loạn gọi là “lỗ đỉnh mở rộng”, xuất hiện trong 5 tháng đầu của thai kỳ.

Ngày nay, những tình trạng dị dạng như trên rất hiếm, với xác xuất 1:25.000 ca sinh nở ở người.

Những sọ người dạng này xuất hiện nhiều trong Thế Canh Tân, cách đây 2,6 triệu đến 12.000 năm trước, và đặc biệt cao vào thời đầu của người tinh khôn đến cuối kỳ đầu của thời đồ đá.

Phi Yến

>> Bàng hoàng nỗi đau hôn nhân cận huyết
>> Cải thiện cuộc sống tình dục ở nam giới
>> Tình dục giúp giảm đau nửa đầu?
>> Phát hiện protein liên quan bệnh lây qua đường tình dục
>> Tái tạo hóa thạch với máy in 3D
>> Tìm thấy hóa thạch loài bò sát bay mới
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.