Loài giáp xác có nọc độc

25/10/2013 03:20 GMT+7

Các nhà động vật học người Anh cho biết đã lần đầu tiên xác định được một loài giáp xác có nọc độc, nó có hình thù như một con rết, sống trong các hang động dưới lòng đại dương. Được mệnh danh là 'người mù remipede', loài này được tìm thấy trong hang động ở vùng biển Caribbean, quần đảo Canary và biển phía tây nước Úc.

Loài giáp xác có nọc độc d 

Báo cáo từ các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London cho biết nọc độc của remipede tương tự với rắn chuông. Chất độc bao gồm nhiều loại enzyme sẽ làm cho con mồi là các loại giáp xác khác bị tê liệt, phá vỡ các mô cơ thể rồi remipede sẽ hút chất lỏng từ con mồi đó.

Hãng tin UPI dẫn lời các nhà khoa học cho biết nọc độc và thói quen ăn của remipede cũng tương tự với nhiều loài nhện độc. Nhà nghiên cứu Ronald Jenner nói với hãng tin BBC rằng nọc độc của loài giáp xác này rõ ràng là sự thích nghi tuyệt vời vì chúng sống trong môi trường hang động nghèo dinh dưỡng.

Tạ Xuân Quan

>> Phát hiện một loài giáp xác mới ở Thái Bình Dương
>> Phát hiện loài giáp xác mới
>> Phát hiện một loài giáp xác mới tại đảo Pâques

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.