Hóa thạch nhện vồ mồi 100 triệu năm

09/10/2012 11:53 GMT+7

(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy một cảnh tượng tồn tại vĩnh cửu với thời gian: một con nhện giương vuốt vồ lấy con mồi đang giẫy giụa trong lưới nhện, cách đây 100 triệu năm.

Những hóa thạch cực hiếm trên nằm trong mảnh hổ phách tại thung lũng Hukawng Valley của Myanmar trong giai đoạn Kỷ Phấn trắng thượng, tức từ 97 - 110 triệu năm trước đây, hầu như cùng với thời điểm tồn tại của khủng long.

“Con nhện chưa trưởng thành này đang chuẩn bị xơi tái con mồi là ong bắp cày ký sinh nhỏ xíu, nhưng hành động trên chưa được thực hiện xong”, trang Phys.Org dẫn lời Giáo sư George Poinar của Đại học bang Oregon (Mỹ), một chuyên gia về nghiên cứu côn trùng.

“Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của con ong bắp cày, và nó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt. Con ong nhìn sững vào con nhện trong lúc kẻ hung hãn tám chân chuẩn bị tấn công thì nhựa thông đổ ụp lên chúng và khóa cứng cả hai con vật lại”, theo chuyên gia Poinar.

Trước nay, giới khoa học chưa từng phát hiện được hóa thạch ghi lại hình ảnh tấn công của nhện đối với con mồi.

Cả nhện và ong đều thuộc về loài đã tuyệt chủng.

Phi Yến

>> Ảnh 3D của nhộng hơn 300 triệu năm
>> Phát hiện mới về vụ tuyệt chủng 65 triệu năm
>> Thuật săn bắn xuất hiện từ 2 triệu năm trước
>> Côn trùng 230 triệu năm tuổi
>> Phát hiện dấu vết sinh vật 585 triệu năm tuổi
>> Pha "cụp lạc" hóa thạch rùa 47 triệu năm
>> Lửa có thể xuất hiện cách đây 1 triệu năm
>> Hóa thạch chim cánh cụt 25 triệu năm tuổi
>> Phát hiện rừng 300 triệu năm dưới đống tro
>> Bí mật 20 triệu năm dưới lớp băng dày 3,8km
>> Sao Hỏa “siêu khô hạn” hơn 600 triệu năm
>> Phát hiện nghĩa địa cá voi 2 triệu năm tuổi  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.