Khi lời nói ‘không’ có sức mạnh giải cứu hệ sinh thái

30/12/2020 08:00 GMT+7

Trong nhiều trường hợp, thẳng thắn từ chối làm một điều gì đó lại mang đến kết quả tốt đẹp không ngờ. Việc cương quyết nói "không" với hành vi tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã cũng không ngoại lệ.

Xã hội văn minh và thói quen nói "không"

Xã hội hiện đại đã dần hình thành thói quen nói "không" với các vấn đề tiêu cực. Người ta biết nói không với lái xe khi đã uống rượu bia, nói không với hành vi sử dụng đồ nhựa, nói không với kỳ thị, bạo hành… Nhiều hoạt động, chiến dịch xã hội được triển khai nhằm bồi đắp ý thức chung, khuyến khích cộng đồng nói không với thói xấu.
Bên cạnh những thói quen mới hình thành, vẫn còn những lề thói cũ từ một bộ phận người dân có lối sống trọng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích cộng đồng đã ít nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, đến hình ảnh văn minh của xã hội. Đó là thói quen xem động vật hoang dã là “thần dược”, ngà voi mang lại may mắn, giới thượng lưu xem thịt tê tê như món ngon thể hiện đẳng cấp, tiền tài, địa vị,… vốn những điều mà chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh.
Vấn nạn buôn lậu, săn bắt trái phép động vật hoang dã nguy cấp trong nước dù có chứng kiến những bước tiến tích cực nhờ vào sự nỗ lực của chính phủ, các tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về động vật hoang dã, tình hình vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Phương thức hoạt động tinh vi khiến hành trình bảo tồn và khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên vẫn chưa thể được rút ngắn.
Gần đây, thông tin Yẵ Tao - con voi cuối cùng ở Bắc Tây Nguyên đã chết là một minh chứng cho hành động tàn nhẫn của loài người trước sự tuyệt chủng của động vật hoang dã; là tín hiệu cho những hậu hoạ tiềm ẩn đe dọa chính con người.
Một khi sự sống của động vật hoang dã còn bị đe dọa, hệ sinh thái sẽ còn “chảy máu”, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sức khỏe con người, đến hình ảnh một xã hội văn minh và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Hậu họa vẫn luôn đeo bám kẻ tiếp tay tước đoạt sự sống động vật hoang dã

Hậu họa vẫn luôn đeo bám kẻ tiếp tay tước đoạt sự sống động vật hoang dã

Gửi lời lên án, nói “không” vì những sự sống cuối cùng

Hành vi tàn sát động vật vì sự tham lam và những mục tiêu vô căn cứ cần phải dừng lại. Những người sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã không còn vẻ hào nhoáng bên ngoài nữa nhưng sẽ chịu sự lên án, tẩy chay từ cộng đồng.
Đây cũng chính là mục tiêu mà giai đoạn 2 của chiến dịch "Ngưng tạo nghiệp" hướng đến. Cụ thể, chiến dịch “Hồi sinh” được nối tiếp kêu gọi cộng đồng mạnh dạn lên án tội ác, thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với hành vi tiêu thụ, cổ xúy tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Liệu món trang sức từ ngà voi có thật sự “thời trang” như người ta tưởng?

Liệu món trang sức từ ngà voi có thật sự “thời trang” như người ta tưởng?

Theo đó, hoạt động “Gửi lời lên án” được triển khai trên các nền tảng trực tuyến hướng đến khuyến khích cộng đồng nói “không” với hành vi tiêu cực, góp phần đẩy lùi hậu hoạ từ hành vi đe dọa sự sống của động vật hoang dã nguy cấp, giúp phục hồi sự sống cho các loài voi và tê tê còn sót lại, cũng chính là cách đảm bảo tương lai bền vững cho con người.
Nếu không thể tự mình thay đổi thế giới, hãy làm việc đó cùng tất cả mọi người. Như ông Hoàng Nam Tiến, chủ tịch FPT Telecom từng chia sẻ: "Lời từ chối có vẻ là một hành động "yếu ớt" trước việc sử dụng động vật hoang dã nhưng khi nó được lặp lại nhiều lần với thái độ cương quyết, lời từ chối sẽ phần nào tác động lên hành động của người khác. Khi bạn chưa có đủ sức mạnh để thay đổi cục diện, hãy bắt đầu bằng cách nói: KHÔNG!".
Đừng ngần ngại nói

Đừng ngần ngại nói "không" với hành động tiêu thụ động vật hoang dã trái phép bằng cách “gửi lời lên án” tội ác này

Hãy hành động một cách thực tế và có trách nhiệm để cứu lấy quần thể hoang dã và cả hệ sinh thái đang thoi thóp!
Cùng chiến dịch “Ngưng tạo nghiệp” gửi lời lên án, ngăn chặn hành vi đe dọa sự sống của các loài hoang dã, để rút ngắn hành trình bảo tồn và khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên. Kết quả của hành trình sẽ liên tục được cập nhật tại website www.ngungtaonghiep.com.
Chiến dịch do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp cùng Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23.7.2020 về một số biện pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.