Hóa lùn vì trái đất tăng nhiệt

18/03/2017 18:35 GMT+7

Giới chuyên gia đang quan ngại tình trạng thu nhỏ kích thước cơ thể ở động vật có vú để thích nghi với khí hậu nóng lên có thể lặp lại nếu môi trường không được cải thiện.

Kết quả nghiên cứu phát hiện tình trạng động vật có vú tự thu nhỏ kích thước cơ thể đã được ghi nhận trong các sự kiện “nhiệt dịch”, tức tăng nhiệt độ trong không khí, cách đây 56 và 54 triệu năm. Khoảng 56 triệu năm trước, mọi thứ đều hoàn hảo cho tổ tiên của loài người bắt đầu bước chân trên con đường tiến hóa.
Thách thức mới
Lúc đó, loài khủng long đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu hơn 10 triệu năm trước, cho phép các loài động vật có vú đời đầu có điều kiện sinh sôi. Thế nhưng, thách thức mới xuất hiện: mê tan, khí gây hiệu ứng nhà kính với tầm ảnh hưởng cao gấp 25 lần so với CO2, thoát ra từ các bọt khí ở thềm đại dương, đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng thêm từ 5 - 80C trong suốt 10.000 năm, và tiếp tục đeo bám trong không khí trong gần 200.000 năm nữa. Một sự kiện ấm lên tương tự, gọi là “nhiệt dịch”, tiếp tục kéo đến trong 2 triệu năm sau, một lần nữa đẩy nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu tăng khoảng phân nửa so với đợt trước đó.
Báo cáo vừa được đăng trên chuyên san Science Advances tập trung vào cách thức động vật có vú thay đổi để chống chọi và sinh tồn trước những cú sốc nhiệt nguy hiểm này, và liệu cộng đồng động vật hữu nhũ sẽ một lần nữa áp dụng biện pháp từng được chứng minh khá hữu hiệu trong quá khứ trong kỷ nguyên thay đổi khí hậu toàn cầu do con người gây nên: co rút cơ thể lại. “Việc làm mát cơ thể sẽ hiệu quả hơn nếu đối tượng có kích thước nhỏ gọn”, theo tờ The Los Angeles Times dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Abigail D’Ambrosia, thuộc Đại học New Hampshire (Mỹ).
Thu nhỏ để làm mát
Từ lâu, giới khoa học quan sát được chim chóc và động vật có vú trong những vùng lạnh hơn thường có kích thước đồ sộ hơn các họ hàng ở vùng nhiệt đới ấm, một mối tương quan được gọi là Luật của Bergmann. Các hóa thạch động vật có vú cũng cho thấy hiện tượng này một cách thực tế, với tình trạng “lùn đi” diễn ra sau sự kiện “nhiệt dịch” 56 triệu năm trước.

tin liên quan

Phát hiện thủy tổ mới của loài người
Nhân loại đã tiến hóa từ một dạng sinh vật biển có bề ngoài giống cái bọc, với khuôn miệng lớn, không có hậu môn và di chuyển bằng cách uốn éo, theo chuyên san Nature dẫn lời các nhà khoa học Anh và Trung Quốc.
Nghiên cứu sinh D’Ambrosia đã điều tra về phản ứng của động vật có vú trong đợt “nhiệt dịch” thứ hai, diễn ra cách đây 54 triệu năm trước. Cô và các đồng sự đã lặn lội đến lưu vực Bighorn, dải đất rộng dồi dào hóa thạch ở phía tây bắc Wyoming (Mỹ), để tìm kiếm răng của động vật sống vào thời đó. Đây được xem là công cụ ngoại suy chính xác kích thước cơ thể.
Với việc nghiên cứu kích cỡ của những hóa thạch răng thu thập được, các nhà khoa học trước đó đã phát hiện tổ tiên của loài người ngày nay đã thu nhỏ kích thước cơ thể khoảng 30%, kế đến phồng lên trở lại, sau sự kiện ấm lên đầu tiên. Nhóm tác giả của báo cáo mới lại tập trung vào một giống ngựa đời đầu khác, gọi là Arenahippus pernix, cũng như tổ tiên lợn và hươu nai nhưng kích thước chỉ cỡ loài thỏ, và một loại linh trưởng sau đợt ấm lên lần hai.
Arenahippus đã phản ứng y hệt tổ tiên trong kỳ ấm lên trước đó, trung bình giảm kích thước cơ thể đến 14%, tương tự loài chó nhỏ hoặc mèo. Diacodexis metsiacus, tổ tiên hươu nai và lợn, cũng giảm 14% kích thước.
Tuy nhiên, Cantius abditus, loài linh trưởng, chỉ thu nhỏ khoảng 4%. Các chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng khi cho rằng cần nghiên cứu thêm trước khi tìm ra lý do đằng sau xu hướng này. Bên cạnh đó, họ cũng hy vọng nếu tình trạng đó thực sự lặp lại, mức độ ảnh hưởng sẽ bớt nghiêm trọng hơn, vì trong quá trình ấm lên toàn cầu hiện tại, nhiệt độ các vùng không tăng mạnh như 56 và 54 triệu năm trước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.