Hiện tượng siêu trăng cực hiếm trong 150 năm

20/01/2018 09:02 GMT+7

Những người mê thiên văn trên thế giới đang vô cùng háo hức chờ đợi sự kiện vô cùng hiếm gặp sẽ diễn ra vào ngày 31.1 sắp tới.

Lúc đó, hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng một lúc hội tụ trên bầu trời đêm của địa cầu, theo trang Space.com.
Lần đầu tiên từ thế kỷ 19, trăng tròn lần thứ hai xuất hiện trong tháng (được biết đến với thuật ngữ trăng xanh) diễn ra tại điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo của chị Hằng, tức gần hơn 25.000 km so với khoảng cách trung bình, khiến mặt trăng trông to hơn bình thường (có nghĩa là siêu trăng).
Không dừng lại ở đó, mặt trăng lại đi qua phần tối của trái đất vào rạng sáng 31.1, tạo nên hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Trong giai đoạn diễn ra nguyệt thực, mặt trăng sẽ chuyển màu đỏ rực, còn gọi là “mặt trăng máu”. Theo tính toán, khi vệ tinh tự nhiên của trái đất tiến vào trạng thái nguyệt thực toàn phần, tổng thời gian này được xác định sẽ kéo dài 1 giờ 16 phút.
Trăng tròn vào ngày cuối tháng cũng là đợt siêu trăng lần thứ ba liên tiếp, bắt đầu từ ngày 3.12.2017, nên được gọi là siêu trăng cực gần. Nó cũng là trăng xanh đầu tiên trong nhóm 2 sự kiện trăng xanh vào năm 2018.
Vì vậy, chúng ta không chỉ có nguyệt thực toàn phần, hoặc trăng xanh, siêu trăng đơn lẻ, mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đặt tên chính thức cho hiện tượng này là tổ hợp “nguyệt thực siêu trăng xanh”. Và như thế, đây là sự kiện nguyệt thực siêu trăng xanh trong vài thế hệ qua.
Theo thông tin từ tài liệu Canon of Lunar Eclipses, lần cuối cùng con người từng quan sát được nguyệt thực toàn phần của trăng xanh là vào ngày 31.3.1866.
Hiện tượng hiếm gặp sẽ có thể được quan sát tại miền tây Bắc Mỹ, châu Á, Úc và những nơi khác thuộc đông bán cầu, theo trang tin Archaeology News. Đặc biệt, người Úc được cho là ngồi ở “hàng ghế đầu” trong toàn bộ quá trình, cho phép họ thưởng lãm trọn vẹn hiện tượng thiên văn vô cùng ấn tượng này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.