Gốm Raku: Vũ điệu ngũ hành và tự tay làm nên cái duy nhất trên thế giới

27/10/2017 10:06 GMT+7

Raku tiếng Nhật có nghĩa là thoải mái, tâm trạng nhẹ nhàng. Đây cũng là tên một dòng gốm cổ, xuất phát từ Nhật Bản những năm 1550, thường phục vụ trong các nghi thức về trà đạo.

Sở dĩ nói gốm Raku là vũ điệu của ngũ hành là bởi quá trình làm loại gốm thủ công đặc sắc này hội tụ đủ các yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
VIDEO: Cùng thử làm gốm Raku, vũ điệu của ngũ hành
Gốm đương nhiên được tạo hình từ đất (Thổ). Xong phần tạo hình, phơi khô, đất được phủ men là các loại ô xít kim loại (Kim), sau đó cho vào lò nung (Hỏa). Khoảng 50 phút sau khi được nung với nhiệt độ tầm 1.000 độ C, sản phẩm được gắp ra khỏi lò đột ngột, đặt vào các thùng có chứa vật liệu cháy như mùn cưa, giấy vụn, lá khô, ... (Mộc). Sản phẩm bị sốc nhiệt, men rạn, nứt ra tạo thành các khe nhỏ. Khói từ vật liệu cháy len vào các khe tùy biến thành các hình thù bất định. Sau thời gian ngắn ủ khói, sản phẩm đến với bước cuối cùng, được ngâm vào nước lạnh (Thủy).
Phần việc được mong chờ nhất trong cả quá trình là bước dùng bàn chải chà lên bề mặt sản phẩm nhằm loại bỏ tro than bám trên sản phẩm. Việc làm này tựa như đang tráng phim nhựa vậy, rất hồi hộp và đầy bất ngờ. Men Raku dần hiện lên với các dấu vết của lửa, khói, ... sau mỗi nhát chà. Nhiều bạn chia sẻ nó hầu như không giống với những gì các bạn tưởng tượng khi tiến hành phủ men.

tin liên quan

Đến làng Chăm học cách làm gốm cổ
(TNO) Làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền được nghề làm gốm bằng tay. Đây là một làng gốm được đánh giá là cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài các sản phẩm truyền thống như lu, ấm nước, chậu hoa… các nghệ nhân Chăm còn tạo ra nhiều loại gốm mỹ nghệ trang trí độc đáo.
Vườn chú Na Dat pottery
Phủ men Raku Dat pottery
Cùng một loại men nhưng cho ra các màu sắc rất khác nhau trên cùng một sản phẩm Dat Pottery
Lò nung ở nhiệt độ khoảng 1.000 độ C Dat pottery
Quá trình khử bằng vật liệu dễ cháy Dat pottery
Thời điểm thú vị nhất, chà tro bám vào gốm để xem màu gốm cuối cùng Dat pottery
Vì quá trình làm hoàn toàn thủ công, có tính ngẫu nhiên cao như vậy nên gốm Raku không bao giờ có sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Mỗi cái đều là duy nhất trên thế giới.
Theo năm tháng, gốm Raku giờ đây không còn là của riêng người Nhật nữa. Người phương Tây và nhiều nước trên thế giới đã tham gia vào việc tạo ra nhiều dòng sản phẩm Raku khác nhau có giá trị nghệ thuật cao.

tin liên quan

Bánh tráng cuốn Đại Lộc vẫn thơm ngon qua bao thế hệ
Đến với làng quê của huyện Đại Lộc những ngày nắng cháy da thịt, dạo quanh nơi đây sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tráng tròn tròn sắp xếp thẳng tắp trên vỉ được phơi trước sân nhà, sau hè dưới cái nắng gắt ngày hè.

Naked Raku (Raku không men) được nghệ sĩ phương Tây sáng tạo ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước Dat Pottery
Tại Sài Gòn, thời gian gần đây cũng có một nhóm nhỏ những người yêu thích gốm Raku thường gặp nhau vào cuối tuần ở khu vườn của chú Nguyễn Văn Na, quận 2 để cùng thử làm gốm, thử nghiệm các loại men mới dưới sự hướng dẫn của các thành viên xưởng gốm  Dat pottery. Đặc biệt, men Raku được làm, thử nghiệm tại đây rất an toàn cho người làm gốm cũng như người dùng sản phẩm gốm vì không chứa chì độc hại như dòng Raku cổ trước đây.
Chủ xưởng gốm Dat pottery là anh Nguyễn Quốc Đạt chia sẻ: "Ý nghĩa của việc thực hành gốm Raku đó chính là niềm vui. Nhìn gương mặt các bạn trẻ háo hức, hồi hộp chờ đón các sản phẩm của mình sau khi nung như những đứa trẻ chờ quà Giáng sinh vậy. Khi có được sản phẩm cuối cùng trên tay thì ai cũng hạnh phúc và đầy bất ngờ".
Sản phẩm của học viên lớp gốm Raku cuối tuần Dat pottery
Học viên hạnh phúc với sản phẩm mới ra lò Dat pottery
Niềm vui của các học viên khi cầm trên tay sản phẩm Raku của mình Dat pottery
Sản phẩm của xưởng gốm Dat pottery Dat pottery
Sản phẩm của học viên Dat pottery
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.