Độc nhất vô nhị giếng nước ngọt giữa đồng ở vùng đất khát

10/04/2019 13:25 GMT+7

Cao điểm mùa khô, vùng Bảy Núi (An Giang) nóng như đổ lửa, những cánh rừng vàng lá, đất ngoài đồng khô nứt nẻ. Nhưng giữa cánh đồng thuộc ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, H.Tri Tôn lại có giếng nước ngọt được cho là của hiếm.

Giếng Tà Choi

[VIDEO] Giếng nước kỳ lạ giữa đồng ở vùng đất khát An Giang
Suốt hơn 10 năm qua, giếng nước này đã giúp giải cơn khát nước ngọt cho hơn 600 hộ dân nơi đây suốt nhiều tháng mùa khô.
Mặt trời dần khuất núi, nhưng ánh nắng vẫn làm rát da người. Băng qua những cánh đồng đỏ ối trơ rạ đã gặt xong, thỉnh thoảng xen kẽ những thửa ruộng lúa đã khô khốc. Rẫy đậu, bí héo úa, bà con nông dân đành phải kết thúc mùa vụ sớm hơn mọi năm. Những con kênh dẫn nước tưới hoa màu đã trơ đáy. Nhưng giếng nước giữa ruộng tại xã Ô Lâm vẫn chưa bao giờ cạn.
Giếng này sâu khoảng 1,5 m, miệng giếng rộng chưa đến 3m, với 2 bậc thang đất vừa đủ một người xuống ngồi múc nước. Để lấy đầy một can nước 30 lít phải mất khoảng 15 – 20 phút. Từng người đến lấy nước theo thứ tự, người đến trước thì lấy trước.
Theo cụ Chau Sông (72 tuổi, Phó Bí thư ấp Phước Lộc), giếng nước này đã xuất hiện hơn 10 năm trước và được đặt tên là Tà Choi, người phát hiện ra giếng nước. Lúc trước, những ngày cao điểm mùa khô người dân thường thiếu nước sinh hoạt, muốn tìm được nguồn nước sử dụng phải gánh nước từ trên núi đem xuống vô cùng khó khăn.
Độc đáo giếng nước ngọt giữa đồng ở vùng đất khát1
Độc đáo giếng nước ngọt giữa đồng ở vùng đất khát2
Giếng này sâu khoảng 1,5 m, miệng giếng rộng chưa đến 3m, với 2 bậc thang đất vừa đủ một người xuống ngồi múc nước DUY TÂN
Nhiều người dân tại đây, đã tiến hành thăm dò tìm mạch nước ở nhiều nơi nhưng đào hàng chục giếng vẫn không tìm được mạch nước. Thấy cuộc sống bà con khó khăn, nhất là vào mùa khô thiếu nước, ông Tà Choi quyết định tự mình đi tìm nguồn nước giếng để bà con sử dụng.
Suốt nhiều ngày miệt mài rà tìm mạch nước đến tận khuya. Trong lúc mệt lả người, nhưng ông Choi vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm và phát hiện được mạch nước ngọt ngay giữa cánh đồng của một người dân tại địa phương, liền đào xuống đất khoảng 1 thước thì nước trào lên, ông đưa tay hớt một bụm nước uống thì thấy nước ngọt lịm.
Sáng hôm sau, ông Tà Choi tiến hành đào giếng và thông báo với bà con trong phum, sóc đến lấy nước về sử dụng, khiến bà con nơi đây vô cùng phấn khởi. Nước giếng thường được sử dụng qua mùa khô, đến mùa mưa giếng sẽ được chủ đất lấp lại để canh tác lúa. Đến mùa khô lại được chủ đất đào lên để bà con tại đây đến sử dụng miễn phí.
Độc đáo giếng nước ngọt giữa đồng ở vùng đất khát3
Để lấy đầy một can nước 30 lít phải mất khoảng 15 – 20 phút. Từng người đến lấy nước theo thứ tự, người đến trước thì lấy trước
Độc đáo giếng nước ngọt giữa đồng ở vùng đất khát4
Nước giếng trong mát. Người dân thường lấy về dùng nấu nướng và uống

Dân xếp hàng, nhường nhau lấy nước

Theo cụ Sông, mặc dù nhà nước đã đầu tư kéo nước về các phum, sóc vào năm 2002, nhưng ở một số nơi xa trung tâm, việc lấy nước về sinh hoạt rất gian nan. Nhiều người phải đi hàng cây số ra các giếng nhỏ nằm trơ trọi giữa cánh đồng khô để lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Nhờ nguồn nước từ giếng này hơn 600 hộ dân tại địa phương có nguồn nước ngọt để uống, nấu ăn.
Hàng ngày, những người ở gần giếng thường lấy vào buổi chiều tối, nhường những người ở nơi xa đến lấy trước.
Vào mùa này, nhiều người muốn kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống cũng tranh thủ canh ở cái giếng nhỏ này lấy nước bán lại cho những gia đình trong phum sóc cũng kiếm được từ 70.000 - 80.000 đồng/ngày.
Nước giếng trong mát, ngọt liệm. Người dân thường lấy về uống mà không cần phải nấu sôi lại5
Sau khi lấy đủ can nước, người dân đưa lên xe để chở về sử dụng
Nước giếng trong mát, ngọt liệm. Người dân thường lấy về uống mà không cần phải nấu sôi lại6
Ai đến trước thì được lấy trước, nhà gần giếng thì sẽ lấy vào buổi chiều, tối để nhường cho người ở xa đến lấy trước
Theo bà Néang Kim Done (60 tuổi, ngụ ấp Phước Lộc): “Nghĩ cũng lạ thật, nước ở đâu không thấy, miễn múc cạn thì một lúc sau lại tự dâng đầy trở lại. Lâu ngày để ý, tôi thấy mực nước trong giếng thay đổi lên xuống theo 2 buổi sáng, chiều trong ngày. Tôi lấy nước ở giếng này cũng hơn 4 năm, nhờ nó nên gia đình lúc nào cũng có đủ nguồn nước để uống mà không cần phải nấu sôi lại vì nước vô cùng sạch, trong mát. Hàng ngày tôi thường đạp xe đến đây lấy đủ 3 can nước để sử dụng, nhờ đó không còn phải tốn tiền để mua nước uống nữa”.
Nhờ giếng nên bà con tại đây luôn có đủ nguồn nước để uống qua mùa khô nên mọi người đều có ý thức gìn giữ, không để người khác đến phá hoại. Hàng ngày, những người đến lấy nước đều vệ sinh giếng cẩn thận, lượm rác xung quanh giếng. Khi đất, cát xung quanh rơi xuống giếng đều được đào lên và lượt bỏ để nguồn nước không bị đục.
Nước giếng trong mát, ngọt liệm. Người dân thường lấy về uống mà không cần phải nấu sôi lại7
Nhờ nguồn nước giếng mà bà Néang Kim Done suốt hơn 4 năm nay tiết kiệm được chi phí mua nước sử dụng
Nước giếng trong mát, ngọt liệm. Người dân thường lấy về uống mà không cần phải nấu sôi lại8
Người dân đều có ý thức gìn giữ, không để người khác đến phá hoại
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.