Công nghệ rút nước từ không khí ở sa mạc

22/04/2017 22:12 GMT+7

Theo chuyên trang Tech Times, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) vừa đạt được bước đột phá khi phát triển thiết bị rút nước từ không khí ở những nơi khô hạn, thậm chí là sa mạc.

Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, được làm từ một chất liệu đặc biệt gọi là khung kim loại hữu cơ (MOF).
Khung kim loại bao gồm magie, alumi với các phân tử hữu cơ để tạo thành một cấu trúc tinh thể xốp, chắc chắn và có dạng lưới 3D để chứa khí và chất lỏng. Hệ thống này hấp thụ nước ngưng tụ vào ban đêm và cho nước bay hơi vào ban ngày thông qua những tấm xốp 3D. Nhờ nhiệt độ của năng lượng mặt trời, các phân tử nước sẽ bốc hơi trở lại và ngưng tụ trong một hệ thống chứa.
Theo các nhà khoa học, phát minh mới có thể cung cấp nước cho các hộ gia đình trong tương lai, đặc biệt ở những vùng khô hạn. Hiện có thể thu hoạch được 2,8 lít nước cho mỗi ki lô gam khung kim loại MOF mà không tốn chi phí cho năng lượng. Nếu muốn sản xuất đến 30 lít nước để chứng minh hiệu quả của thiết bị, nhóm nghiên cứu cho biết chỉ cần đặt thêm nhiều lớp khung MOF vào thiết bị.
Khung kim loại hữu cơ MOF đã được phát triển cách đây 20 năm và các nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vật liệu này trên 20.000 công trình khác nhau. Nó được sử dụng trong lưu trữ khí, hấp thụ/ly thân, xúc tác, từ tính, thiết kế cảm biến và phân phối thuốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.